Người mở lớp học tình thương đó là bà giáo Hồ Hương Nam (SN 1932 tại Huế). Năm nay đã 88 tuổi nhưng ngày ngày, bà vẫn miệt mài dạy chữ cho các em nhỏ kém may mắn.

Vốn là một giáo viên về hưu, sau năm 1992 bà giáo Hồ Hương Nam tham gia nhiều hoạt động xã hội của phường như công tác dân số, khuyến học… Chính thời gian này, bà đã tiếp xúc với rất nhiều trẻ em khuyết tật, không được học hành. Từ tấm lòng của một nhà giáo, năm 1997, bà giáo đã đi từng nhà có trẻ khuyết tật để vận động, thuyết phục và quyết tâm mở lớp học tình thương dạy chữ cho những số phận kém may mắn này.

Năm nay đã 88 tuổi nhưng ngày ngày, bà vẫn miệt mài dạy chữ cho các em nhỏ kém may mắn.

Năm nay đã 88 tuổi nhưng ngày ngày, bà Hồ Hương Nam vẫn miệt mài dạy chữ cho các em nhỏ kém may mắn.

Hiện nay, lớp học của cụ Nam có 18 học sinh theo học. 18 học sinh là 18 hoàn cảnh khác nhau. Học sinh trong lớp cụ Nam, người lớn nhất đã 36 tuổi, người nhỏ nhất sắp tròn mười tuổi.

Mỗi buổi học, cụ Nam nắn từng nét chữ, đọc từng chữ O, viết từng chữ A, chỉ bảo cặn kẽ từng người học trò.

Cụ bà Hồ Hương Nam chia sẻ: "Việc dạy học là một điều thiêng, quý giá vô cùng. Thời gian tôi gắn bó với lớp học là cuộc hành trình lắm gian truân, nhưng tôi rất vui vì “lớp học tình thương” giúp đỡ được nhiều hoàn cảnh khó khăn".

Tại trường THCS An Dương, mọi người đã quen với vóc dáng gầy, nhưng bước đi nhanh thoăn thoắt của bà giáo Hồ Hương Nam đã gần tuổi cửu thập. Từ cái tâm đối với những học sinh có hoàn cảnh khó khăn khuyết tật đã thôi thúc bà mở “Lớp học tình thương” để dạy chữ, dạy người cho các em. Điều khác lạ của lớp học là bà giáo sẽ vừa làm hiệu trưởng, vừa là giáo viên nhưng không hưởng lương.

Mỗi buổi học, cụ Nam nắn từng nét chữ, đọc từng chữ O, viết từng chữ A, chỉ bảo cặn kẽ từng người học trò.

Mỗi buổi học, cụ Nam nắn từng nét chữ, đọc từng chữ O, viết từng chữ A, chỉ bảo cặn kẽ từng người học trò.

Khi mới mở lớp, bà phải đến từng nhà vận động từng em học sinh khuyết tật. Thế nhưng, phụ huynh của các em tỏ ra thờ ơ và từ chối để các em tới lớp của bà Nam. Với tấm lòng của một người giáo viên, một người “ mẹ hiền thứ hai”, bà vẫn kiên trì khuyên nhủ rồi giao hẹn với phụ huynh, nếu một tháng mà gia đình không thấy cháu tiến bộ, bà sẽ trả cháu về gia đình. Đáp lại kì vọng của bà, các em học sinh trong lớp rất ngoan và học ngày càng tiến bộ. "Tiếng lành đồn xa", nhiều gia đình có người khuyết tật gửi con em mình vào lớp học tình thương.

Tính đến nay, cụ Nam đã dạy học cho gần 70 em khuyết tật có hoàn cảnh khó khăn, nhiều em đã "ra trường” đi làm.

Tại trường THCS An Dương, mọi người đã quen với vóc dáng gầy, nhưng bước đi nhanh thoăn thoắt của bà giáo Hồ Hương Nam đã gần tuổi cửu thập

Tại trường THCS An Dương, mọi người đã quen với vóc dáng gầy, nhưng bước đi nhanh thoăn thoắt của bà giáo Hồ Hương Nam đã gần tuổi cửu thập

Đỗ Kim Thúy (SN 1990) có lẽ là học sinh lâu năm nhất. Là một cô bé liệt nửa người có hoàn cảnh khó khăn, mẹ mất sớm, quá trình tìm đến con chữ của cô bé này như cả một hành trình gian khó. Nhưng chính việc được tham gia vào lớp học đầy ắp tình người của bà giáo già đã giúp em tìm thấy niềm vui, niềm tin vào cuộc sống. “Sau 17 năm theo học, giờ em đã có thể đọc thông, viết thạo, tính toán bình thường được. Bà giáo rất tốt, học sinh đến lớp rất quý bà” - Thúy chia sẻ.

Tâm nguyện “còn được sống là còn cống hiến” của bà giáo vẫn vẹn nguyên như những ngày đầu mở lớp. Thế nhưng ở tuổi 88, bà không thể chắc mình còn thể dạy các em học sinh được bao lâu. Trong lòng bà không phải nỗi lo về bệnh tật hay tuổi già mà bà lo không biết về sau, ai sẽ là người chèo lái chở con đò nhỏ trên đó có “những đứa con” yêu thương của bà đến với bến bờ tri thức.