>>MỞ CỬA DU LỊCH: Chờ Bộ Y tế

Ngay sau khi tổng hợp ý kiến Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19, tối 15/3, Bộ Y tế đã có Hướng dẫn số 1265 về việc phòng, chống dịch Covid-19 đối với người nhập cảnh. Hướng dẫn này cũng thay thế các quy định về phòng, chống dịch đối với người nhập cảnh trước đây và bãi bỏ nhiều yêu cầu về cách ly, xét nghiệm cũng như giấy chứng nhận tiêm chủng vắc-xin hoặc khỏi bệnh Covid-19. Cụ thể:

Đối với người nhập cảnh theo đường hàng không

Phải có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 (trừ trẻ em dưới 2 tuổi) trước khi xuất cảnh trong vòng 72 giờ nếu sử dụng phương pháp RT-PCR/RT-LAMP hoặc trong vòng 24 giờ nếu sử dụng phương pháp xét nghiệm nhanh kháng nguyên với virus SARS-CoV-2 và được cơ quan có thẩm quyền của nước thực hiện xét nghiệm cấp chứng nhận.

Bộ Y tế đã hoàn thiện và ban hành quy định Hướng dẫn phòng chống dịch Covid-19 đối với người nhập cảnh, hoàn thiện văn bản quy định đối với người nhập cảnh.

Bộ Y tế đã hoàn thiện và ban hành quy định Hướng dẫn phòng chống dịch Covid-19 đối với người nhập cảnh, hoàn thiện văn bản quy định đối với người nhập cảnh.

Đối với người nhập cảnh theo các đường khác (đường bộ, đường thủy, đường sắt): Phải có xét nghiệm như đối với nhập cảnh bằng đường hàng không.

Trường hợp chưa có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 như quy định nêu trên, phải thực hiện xét nghiệm SARS-CoV-2 trong vòng 24 giờ đầu (bằng phương pháp RT-PCR/RT-LAMP hoặc xét nghiệm nhanh kháng nguyên với virus SARS-CoV-2) kể từ khi nhập cảnh.

Nếu kết quả xét nghiệm âm tính thì được phép rời khỏi nơi lưu trú và thực hiện các biện pháp phòng chống dịch theo quy định. Nếu kết quả xét nghiệm dương tính thì phải báo cáo ngay cho cơ quan y tế địa phương để được hướng dẫn xử lý kịp thời.

Bộ Y tế thông tin trẻ dưới 2 tuổi không bắt buộc phải xét nghiệm SARS-CoV-2, chưa được tiêm vắc-xin Covid-19 hoặc chưa từng nhiễm SARS-CoV-2 đều được nhập cảnh, tham gia các hoạt động ở ngoài nơi lưu trú cùng bố, mẹ, người thân.

>>MỞ CỬA DU LỊCH: Doanh nghiệp du lịch dần vơi nỗi lo

công văn số 1265 về việc phòng, chống dịch Covid-19

Nội dung Hướng dẫn về việc phòng, chống dịch Covid-19 đối với người nhập cảnh của Bộ Y tế.

Phải thực hiện khai báo y tế trước khi nhập cảnh

Người nhập cảnh phải thực hiện khai báo y tế trước khi nhập cảnh và sử dụng ứng dụng khai báo y tế (PC-COVID) trong thời gian lưu trú tại Việt Nam theo quy định.

Tại cửa khẩu nếu có triệu chứng nhiễm SARS-CoV-2 (sốt; ho; đau họng; chảy nước mũi, nghẹt mũi; đau người, mệt mỏi, ớn lạnh; giảm hoặc mất vị giác; giảm hoặc mất khứu giác; đau, nhức đầu; tiêu chảy; khó thở; viêm đường hô hấp...) báo ngay cho cơ quan y tế tại cửa khẩu để thực hiện các biện pháp y tế theo quy định.

Trong thời gian 10 ngày kể từ ngày nhập cảnh: tự theo dõi sức khỏe, nếu có các triệu chứng nghi nhiễm SARS-CoV-2 ( sốt; ho; đau họng; chảy nước mũi, nghẹt mũi; đau người, mệt mỏi, ớn lạnh; giảm hoặc mất vị giác; giảm hoặc mất khứu giác; đau, nhức đầu; tiêu chảy; khó thở; viêm đường hô hấp...) phải thông báo ngay cho cơ sở y tế nơi gần nhất để được hướng dẫn, quản lý kịp thời;

Thực hiện các biện pháp phòng bệnh: Thường xuyên đeo khẩu trang, sát khuẩn tay bằng dung dịch sát khuẩn tay nhanh; hạn chế tiếp xúc gần với người xung quanh.

Đối với người chưa có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 trước khi xuất cảnh: Trong suốt quá trình di chuyển từ cửa khẩu nhập cảnh về nơi lưu trú, hạn chế dừng, đỗ dọc đường; tránh tiếp xúc gần với người xung quanh, đặc biệt là người già (trên 65 tuổi), phụ nữ có thai, người có bệnh nền.

Trước đó, Bộ Y tế quy định người nhập cảnh tiêm đủ liều vắc-xin Covid-19 hoặc F0 khỏi bệnh sẽ cách ly tại nhà 3 ngày, không được ra khỏi nơi lưu trú và tiếp xúc với người xung quanh trong thời gian này.

Đây được xem

Hướng dẫn mới từ Bộ Y tế được đánh giá là có nhiều thay đổi "thông thoáng" hơn khi bãi bỏ nhiều yêu cầu về cách ly, xét nghiệm cũng như giấy chứng nhận tiêm chủng hoặc khỏi bệnh Covid-19.

Ngoài ra, những người này xét nghiệm PCR vào ngày thứ 3; nếu kết quả âm tính thì tự theo dõi sức khỏe đến hết 14 ngày. Cùng đó, người nhập cảnh phải có chứng nhận tiêm chủng/hộ chiếu vắc-xin đã được Việt Nam công nhận. Nếu là F0 khỏi bệnh, phải có giấy xác nhận do cơ quan có thẩm quyền các nước cấp.

>>MỞ CỬA DU LỊCH: Bình đẳng khách quốc tế và nội địa

Không phân biệt khách nội địa và khách quốc tế

Trước đó, tại Diễn đàn: “Luồng xanh” cho du lịch cất cánh; Chuyên đề I: “Mở cửa du lịch linh hoạt - an toàn - hiệu quả” do VCCI chỉ đạo, Tổng Cục du lịch, Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức sáng 11/03/2022, các ý kiến tập trung chủ yếu vào các vấn đề liên quan tới: Đảm bảo an toàn trong việc phòng chống dịch, công nhận hộ chiếu vắc-xin và miễn giảm thủ tục thị thực (visa) cho khách du lịch quốc tế, sự sẵn sàng về cơ sở vật chất kỹ thuật và nhân lực phục vụ khách du lịch, thị trường khách và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, các đường bay quốc tế, đẩy mạnh xúc tiến quảng bá du lịch...

Diễn đàn: “Luồng xanh” cho du lịch cất cánh; Chuyên đề I: “Mở cửa du lịch linh hoạt - an toàn - hiệu quả” do VCCI chỉ đạo, Tổng Cục du lịch, Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức ngày 11/03/2022.

Diễn đàn: “Luồng xanh” cho du lịch cất cánh; Chuyên đề I: “Mở cửa du lịch linh hoạt - an toàn - hiệu quả” do VCCI chỉ đạo, Tổng Cục du lịch, Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức ngày 11/03/2022.

Đại diện các doanh nghiệp có mặt cho rằng, việc mở cửa du lịch đối với thị trường khách quốc tế phải đảm bảo an toàn trong phòng chống dịch, nhưng không được phân biệt đối xử với khách quốc tế. Như vậy, khi xác định mở cửa đón khách du lịch quốc tế chúng ta cũng cần phải xác định địa vị pháp lý của khách du lịch quốc tế bình đẳng như khách du lịch Việt Nam.

Chia sẻ tại hội nghị "Triển khai mở cửa du lịch quốc tế an toàn, hiệu quả" tối 15/3, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh chủ trương của Chính phủ là không phân biệt khách nội địa và khách quốc tế.

Đây là vấn đề được nhiều doanh nghiệp lữ hành quan tâm thời gian qua. Phản hồi từ Bộ Y tế với đề xuất mở cửa đón khách quốc tế của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch bị nhận xét là "như kỳ thị khách quốc tế". Nhiều ý kiến cho rằng với yếu tố dịch tễ như nhau, không có lý do gì bắt cách ly khách quốc tế nhập cảnh vào Việt Nam còn khách nội địa lại du lịch thoải mái.

Phó thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết đã có cuộc trao đổi riêng với đại diện Bộ Y tế. Tín hiệu vui cho các doanh nghiệp lữ hành là khả năng cao, khách quốc tế đến qua đường hàng không "đã vào Việt Nam sẽ được coi như người Việt Nam".

Tuy nhiên, với khách đi đường bộ, đường thủy sẽ khác. Lý do là nhóm này có thời gian di chuyển dài hơn nên cần có thêm một số quy định đảm bảo an toàn.

Ngoài ra, Phó thủ tướng tiết lộ cũng đã có cuộc nói chuyện với đại diện Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam. Dù không phải phát ngôn chính thức, người này nhận xét về cơ bản, Việt Nam "đang bước qua dịch bệnh". Và đó là tín hiệu mừng đối với riêng ngành du lịch đã quá khổ với dịch bệnh suốt 2 năm qua.