>> Chủ đích đáng quan ngại của Trung Quốc trên Biển Đông

Tàu Sansha Zhi Fa 101. Ảnh: HANDOUT

Tàu Sansha Zhi Fa 101. Ảnh: HANDOUT

Trung Quốc lại vừa có động thái khiêu khích ở Biển Đông khi cho đóng một tàu với nhiệm vụ mà nước này ngang nhiên gọi là “thực thi pháp luật” ở Biển Đông.

Cụ thể, theo tờ South China Morning Post ngày 29/7, Trung Quốc đã cho đóng một tàu và gọi một cách trịch thượng là để “thực thi pháp luật” ở Biển Đông. Động thái khiêu khích này diễn ra trong bối cảnh Bắc Kinh đang gia tăng hiện diện quân sự trái phép ở Biển Đông.

Lại nói về Biển Đông, đây là một khu vực mà Trung Quốc đang cố gắng tiếp cận vì mục đích riêng của họ. Theo một báo cáo về quân đội Trung Quốc, về cơ bản đang sở hữu một lực lượng vũ trang hiện đại, điều này khiến các nhà hoạch định của Mỹ cảm thấy không thoải mái.

Chưa dừng lại, Trung Quốc còn là quốc gia hiện đang sở hữu hạm đội tàu chiến lớn nhất thế giới và sẽ sớm vượt mặt Mỹ nếu họ chế tạo được tàu sân bay hạt nhân.

Không chỉ tăng mạnh ngân sách quốc phòng, Trung Quốc còn đang tìm cách tăng cường “bảo vệ pháp lý mạnh mẽ hơn đối với an ninh và quyền” của nước này trong các khu vực Trung Quốc tuyên bố chủ quyền.

Gần đây Trung Quốc đã đồn trú trái phép một phi đội bay, một số lượng nhân viên cứu hộ và điều hành hàng hải trên các đá Chữ Thập, Subi và Vành Khăn (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam), theo thông báo của chính Bắc Kinh tuần trước. Song song, Trung Quốc đã tạo ra nhiều hòn đảo nhân tạo trên khắp khu vực này, sử dụng làm căn cứ quân sự và để củng cố các tuyên bố phi pháp của mình.

Dĩ nhiên, điều này đáng lo ngại không chỉ cho mình Mỹ, mà các quốc gia nằm trong vùng ảnh hưởng của cũng không thể an tâm, vì Trung Quốc không làm điều đó chỉ vì những lý do tốt đẹp. Họ đang cố gắng mở rộng ảnh hưởng, bành trướng thế lực của mình trong toàn khu vực.

Chỉ mới cách đây vài ngày trước, một số quan chức ngoại giao và quốc phòng Mỹ đã kịch liệt lên án việc Trung Quốc tăng khiêu khích ở Biển Đông, đồng thời cảnh báo nếu tình trạng này tiếp diễn thì chuyện xảy ra sự cố, tai nạn chỉ là vấn đề thời gian, theo hãng tin Reuters.

“Các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở vùng biển này là “bành trướng và bất hợp pháp” và sẽ “góp phần gây ra bất ổn khu vực, gây thiệt hại cho nền kinh tế của các quốc gia có tranh chấp khác, phá hoại trật tự hàng hải hiện có, và đe dọa các quyền và lợi ích của các quốc gia khai thác Biển Đông hoặc hoạt động trên tuyến đường thủy quan trọng này”, bà Jung Pak - Phó trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách khu vực Đông Á nói.

>> Trung Quốc và Mỹ “dằn mặt” nhau trên Biển Đông

>> Tiếp tục tập trận ở Biển Đông, Trung Quốc thách thức luật pháp quốc tế?

>> Lại tập trận ở Biển Đông, Trung Quốc toan tính gì?

Liên quan đến vấn đề này, Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ Mark Milley cũng đưa ra lời cảnh báo rằng quân đội Trung Quốc đã trở nên hung hăng và nguy hiểm hơn đáng kể trong 5 năm qua, trên phạm vi toàn cầu.

Theo đó, ông Mark Milley chỉ trích rằng số vụ ngăn chặn của máy bay và tàu Trung Quốc ở khu vực Thái Bình Dương đối với các lực lượng của Mỹ và các đối tác khác đã tăng lên đáng kể trong 5 năm qua, và số lượng các vụ tương tác không an toàn cũng tăng lên với mức độ tương tự.

“Thông điệp là quân đội Trung Quốc, trên không và trên biển, đã trở nên hung hăng hơn đáng kể và đáng chú ý hơn ở khu vực cụ thể này”, tướng Mark Milley nhấn mạnh.

Có thể thấy, khi Trung Quốc đang muốn xây dựng chủ quyền lãnh thổ từ các lâu đài cát và vẽ vạch lại hải phận. Cùng với sức mạnh quân sự ngày càng tăng và những tiến bộ công nghệ của Trung Quốc đã gióng lên hồi chuông cảnh báo đối với cơ sở an ninh của Mỹ, cũng như các quốc gia khác trên thế giới.

Điều này không chỉ làm xói mòn lòng tin cậy lẫn nhau ở khu vực và tổn hại niềm tin của giới đầu tư. Nguy hiểm hơn, nếu như trong lịch sử, Mỹ và Liên Xô đã tiệm cận đến bờ vực một cuộc chạy đua vũ trang, thì giờ đây, Mỹ và Trung Quốc có thể lặp lại kịch bản này.