Nói đến quản trị CEO, hẳn sẽ có nhiều người ngạc nhiên. Xưa nay, người ta chỉ nói đến CEO mới chính là người quản trị Cty. Ít nói ở chiều ngược lại, Công ty (cổ đông, nhà đầu tư, tập thể HĐQT và Ban điều hành, CBNV…) cũng cần quản trị lãnh đạo cấp cao trong Ban điều hành của họ.

p/Cửa hàng Món Huế ở Văn Miếu, Hà Nội ngưng hoạt động, treo biển cho thuê mặt bằng và chuẩn bị thu dọn đồ đạc.

Cửa hàng Món Huế ở Văn Miếu, Hà Nội ngưng hoạt động, treo biển cho thuê mặt bằng và chuẩn bị thu dọn đồ đạc.

Bỏ hổng “quản trị Ceo”

Là bởi, xưa nay ở Việt Nam, Công ty thường đi lên từ doanh nghiệp gia đình (trừ Cty Nhà nước). Nếu ở doanh nghiệp Nhà nước, CEO là đại diện vốn Nhà nước, cũng gần như quyền lực số 1 (nên người ta mới có câu “trong doanh nghiệp điều gì chưa hiểu, thì quay về tìm hiểu…điều 1”); thì ở Cty gia đình, CEO (hay Giám đốc điều hành), thường cũng là nhà sáng lập, là ông chủ doanh nghiệp.

Các vị trí này vì vậy chỉ có một chiều quản trị dọc, từ trên xuống, gần như không có chiều quản trị ngang, chéo, hay từ dưới lên. Về sau, khi thị trường rộng mở, kinh tế hội nhập, thị trường vốn cổ phần phát triển mạnh, doanh nghiệp đại chúng và ngày càng nâng tầm quy mô, doanh nghiệp được thành lập từ các nguồn vốn quỹ đầu đa dạng (funds, holdings…), thì nhiều doanh nghiệp không còn là của một ông chủ, nhiều CEO chỉ là Giám đốc điều hành thuê, thì yếu tố quản trị CEO mới bắt đầu thành lập.

Tuy nhiên, quán tính chung trong tiềm thức kinh doanh ở môi trường Việt Nam, với đại đa số người làm trong hệ thống là người Việt Nam với tập tính quản trị một chiều nói trên, khiến tại nhiều doanh nghiệp được góp vốn đầu tư từ nhiều nhà sở hữu, tuy CEO là nhà điều hành thuê chuyên nghiệp, thì yếu tố quản trị CEO – bao gồm quản trị nhà lãnh đạo khi triển khai các chính sách, quyết định quản trị công ty và đạo đức kinh doanh từ CEO lan tỏa xuống toàn Cty, vẫn chưa thực sự được chú trọng.

Món Huế cũng tương tự như trường hợp thất bại của The Kafe và Đào Chi Anh trước đây. Sau khi gọi vốn 5 triệu USD từ quỹ đầu tư mạo hiểm, doanh nghiệp đã mở rộng chuỗi rất nhanh nhưng với tốc độ vượt quá khả năng quản trị. Vì thế mà chỉ sau hơn 1 năm gọi vốn thành công, The Kafe đã không còn trên thị trường.

Hiệu ứng domino

Món Huế với chuỗi các nhà hàng bị đóng cửa do hàng loạt bê bối trong quản trị từ phía công ty Huy Việt Nam – đơn vị sở hữu chuỗi nhà hàng này và nhận vốn đầu tư khủng, chỉ là một hiện tượng trong số những hiện tượng bỏ hổng quản trị CEO ở Việt Nam.

Không thanh toán công nợ cho nhà cung cấp, nợ lương nhân công, chất lượng dịch vụ tệ hại dẫn đến khách hàng thấp, tỷ suất sinh lời kém và công ty dần rơi vòng xoáy thua lỗ kinh doanh, ăn sạch vốn rồi đóng cửa đột ngột… chỉ là một vòng domino của các hiện tượng yếu kém về quản trị, và xuất phát yếu tố quản trị kém của CEO cũng như quản trị CEO yếu kém.

Hẳn nhiên, ngoài vụ Món Huế khiến giới đầu tư và các doanh nghiệp giật mình nhìn lại câu chuyện quản trị CEO, thị trường đã và đang còn nhiều “case study” – nhiều điển cứu với các đặc thù, biến hình riêng biệt khác. Ví dụ như câu chuyện của Asanzo mà những phát hiện mới từ phía cơ quan quản lý không chỉ là bước củng cố những thông điệp cần phải thực hiện quản trị CEO – đặc biệt về đạo đức kinh doanh – từ phía các tổ chức hữu quan. Đây cũng là câu chuyện mang thông điệp chung rằng: Đã đến lúc quản trị CEO và đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp cần có sự quản trị, giám sát chặt hơn của người dân, của thị trường.