1. RCEP là cần thiết và có lợi cho ASEAN.

ASEAN có một cái FTA bản nâng cấp với Trung Quốc ký năm 2015, một FTA ký với Hong Kong 2017, một FTA với Nhật, một FTA với Hàn, một FTA với Australia và New Zealand. Ngoài ra một số nước ASEAN còn có FTA song phương với Nhật và Hàn. Vì vậy trước khi nói rằng điều này là cơ hội lớn cho ASEAN phải so sánh (i) mức thuế quan ưu đãi giữa RCEP với các FTAs kia có thấp hơn không, (ii) quy định ROO như thế nào, lỏng hay chặt, (iii) các vấn đề thể chế ra sao?

2. RCEP là thắng lợi của Trung Quốc

Lập luận này dựa trên ba tiền giả định. (i) Trung Quốc dẫn dắt đàm phán RCEP và do đó (ii) Trung Quốc đặt ra các điều khoản cho RCEP. (iii) các nước ASEAN ngán cách chơi của Mỹ nên ngả vào vòng tay Trung Quốc. Nhưng cả ba điểm này đều nhìn vấn đề rất bề nổi. (i) Nước dẫn dắt đàm phán RCEP là Nhật. 16 nước đã đàm phán hàng chục năm chứ không phải năm nay mới đàm phán, lẽ ra nó đã phải được ký từ 2019 nên việc ký năm 2020 không phải vì Mỹ thế này hay Mỹ thế khác mà do các nước tự không thoả thuận được phút cuối. (ii) Hầu hết các điều khoản đều do các nước cùng đóng góp, nhưng sau khi Mỹ rút khỏi TPP thì Nhật đã mang nhiều tiêu chuẩn của TPP sang RCEP. (iii) với ASEAN thì Trung Quốc không cần thêm FTA, vì thực ra ACFTA đã rất kém hiệu quả và lằng nhằng về quy định. Nhật và Hàn thì khó nhằn vì các nước này không mở cửa nông nghiệp. Con mồi béo nhất mà Tàu nhắm đến đã rút phút cuối: Ấn Độ. Tình cảnh các nước bây giờ thật giống năm một chín hồi TPP đó: đàm phán mãi rồi chả lẽ không ký?

3. RCEP là điều có lợi cho Việt Nam

Để khẳng định điều này cần nhìn vào thực tế là tỷ lệ tận dụng FTA do MOIT tính toán cho Việt Nam trung bình chỉ khoảng 30%. Bạn nào muốn có số liệu tỷ lệ tận dụng FTA của Việt Nam (đâu đó 10 cái, có cả CPTPP) thì inbox, tôi gửi cho, số liệu MOIT xịn mịn thơm tho.

Vì thế, tôi nghĩ nên chúc mừng vì các nước đã ký RCEP trong năm Việt Nam là chủ tịch ASEAN.