Theo đó, tổng số nguồn vốn UBND tỉnh dự kiến đưa vào danh mục giải ngân trong năm 2019 này là 5.617,907 tỷ đồng nhằm phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó, nguồn ngân sách trung ương hơn 1,9 nghìn tỷ đồng, ngân sách địa phương tự cân đối gần 3,7 nghìn tỷ đồng. Đáng chú ý là trong tổng số nguồn ngân sách địa phương gần 3,7 nghìn tỷ đồng thì Nghệ An thu từ nguồn sử dụng đất hơn 2,3 nghìn tỷ đồng.

Trước đó, trong năm 2018, UBND tỉnh Nghệ An cũng đã được các cấp, ngành phê duyệt kế hoạch nguồn vốn giải ngân đầu tư công gần 5,5 nghìn tỷ đồng.

Trong năm 2019, tỉnh Nghệ An cũng đưa ra các danh mục ưu tiên cần giải ngân gồm: Nợ đọng xây dựng cơ bản; Dự án chuyển tiếp thực hiện tiến độ đã được phê duyệt. UBND tỉnh Nghệ An cũng sẽ giao cho các Sở, ban, ngành và địa phương sử dụng nguồn vốn đầu tư công để giải ngân đối với công trình khởi công mới khi đã xử lý xong nợ đọng xây dựng cơ bản theo Chỉ thị 07/CT-TTg ngày 30/4/2015 của Thủ tướng Chính phủ và hoàn thành các dự án chuyển tiếp theo tiến độ. Vì vậy, đối với các dự án phải thật sự cần thiết và đáp ứng đủ các điều kiện, nằm trong kế hoạch đầu tư công trung hạn 2016-2020… theo quy định.

Nghệ An ưu tiên bố trí nguồn vốn ngân sách giải ngân đầu tư công cho những công trình dự án mang tính trọng điểm, tạo đà để phát triển kinh tế xã hội

Nghệ An ưu tiên bố trí nguồn vốn ngân sách giải ngân đầu tư công cho những công trình dự án mang tính trọng điểm, tạo đà để phát triển kinh tế xã hội

Trong tổng số nguồn vốn thực hiện đầu tư công nói trên, UBND tỉnh Nghệ An sẽ bố trí riêng cho các ngành như sau: Nông nghiệp (hơn 29 nghìn tỷ đồng); Giao thông vận tải (hơn 9.7 nghìn tỷ đồng); Hạ tầng đô thị (hơn 2 nghìn tỷ đồng); Cấp nước đô thị (hơn 156,662 tỷ đồng); Công nghệ thông tin (20,239 tỷ đồng); Dạy nghề (289,704 tỷ đồng); Giáo dục đào tạo (637,203 tỷ đồng); Khoa học (106,950 tỷ đồng); Y tế (trên 1 nghìn tỷ đồng); Văn hóa (944,693 tỷ đồng)…

Ngoài ra, UBND tỉnh Nghệ An cũng đã xây dựng kế hoạch, phương án phân bổ, trong đó ưu tiên giải ngân cho các dự án có tính trọng điểm, gây bức xúc có tính đột phá để phát triển kinh tế - xã hội.