>> Công ty khởi nghiệp BetterPlace của Ấn Độ huy động thành công 40 triệu USD

Cuối 2021, khi tôi viết bài cho số báo Xuân 2022 của tạp chí Diễn Đàn Doanh Nghiệp, tại thời điểm đó, người dân Việt Nam, đặc biệt tại TP HCM vừa trải qua nỗi đau mất mát rất lớn không thể diễn tả bằng lời nói hay ngôn từ, do Covid-19 gây ra.

Người dân, cộng đồng khởi nghiệp và doanh nghiệp vừa phải nén những nỗi đau cả về thể chất lẫn tinh thần, để cùng nhau vực dậy hoạt động kinh tế, xã hội, cũng như cuộc sống thường nhật. Lúc đó, tôi nghĩ rằng công nghệ chống biến đổi khí hậu, cố vấn (mentoring), kinh doanh theo hệ sinh thái… là những lựa chọn xu hướng nhà khởi nghiệp xem xét đón nhận trong bình thường mới.

Đến cuối 2022, khi lại có cơ hội viết bài cho số báo Xuân 2023, tôi nhìn lại 2022 để thấy rằng những xu hướng trên đã hiện ra rõ nét hơn nhiều tại Việt Nam, cộng thêm những sự kiện mang tính rung chuyển thế giới như cuộc chiến tranh tại Ukraine, suy thoái kinh tế tại Châu Âu và Mỹ; tất cả như muốn nói lên rằng 2022 là năm định mệnh cho nhiều phương diện, trong đó chắc chắn bao gồm môi trường khởi nghiệp và kinh doanh tại Việt Nam.

Bức tranh toàn cảnh

Những gì “lần đầu tiên" dưới đây đã và đang diễn ra tại Việt Nam rất có thể là cơ sở vì sao 2022 lại là năm định mệnh. Lần đầu tiên tại Việt Nam:

Trước tiên, hãy cùng ngắm vài bức tranh toàn cảnh: Chuỗi cung ứng toàn cầu hoá ra mong manh dễ vỡ hơn nhiều so với những gì chúng ta từng tin. “Chuỗi cung ứng vùng" giờ đây là lựa chọn an toàn cho tính vững vàng của nền kinh tế.

91% người Việt Nam tham gia khảo sát của IPSOS từ tháng 9 đến 11, năm 2022, nghĩ/tin rằng chúng ta đang tiến tới thảm họa môi trường nếu không thay đổi hành vi tiêu dùng.

61% người tiêu dùng liệt kê “Trách nhiệm xã hội và kinh doanh bền vững của doanh nghiệp" là yếu tố quan trọng thứ 3 để chuyển sự trung thành của mình sang thương hiệu khác. 97% người tiêu dùng sẵn sàng chi trả thêm cho những sản phẩm/dịch vụ thỏa mãn yếu tố “Môi Trường, Xã Hội và Quản Trị Doanh Nghiệp” (ESG - Environmental, Social and Corporate Governance). Đây là bộ tiêu chuẩn để đo lường các yếu tố liên quan đến phát triển bền vững và ảnh hưởng của doanh nghiệp đến cộng đồng.

>> Công ty khởi nghiệp Akulaku huy động thành công 200 triệu USD từ MUFG

Đến đây, chúng ta cùng nhau quan sát những gì diễn ra trong cộng đồng kinh doanh: UNDP thực hiện chương trình ươm tạo và cố vấn cho doanh nghiệp tạo tác động xã hội (cơ bản đây là những doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh cân bằng giữa cả 2 định hướng; vừa tạo giá trị kinh tế vững vàng, vừa tạo lợi ích tích cực cho môi trường và cộng đồng) để tăng độ cứng cáp và thích ứng của mô hình kinh doanh hậu Covid.

Tổ chức Diễn Đàn và Triễn Lãm Kinh Tế Xanh với sự tham dự của Thủ Tướng Phạm Minh Chính, lãnh đạo cấp cao Việt Nam và Châu Âu, cùng với hàng trăm doanh nghiệp trong và ngoài nước, nhằm hỗ trợ Việt Nam đạt được cam kết tại Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công Ước Khung của Liên Hợp Quốc về Biến Đổi Khí Hậu (COP26). Quan trọng không kém sự kiện chứng minh tiềm năng thương mại rất lớn cho nhiều ngành nghề cung cấp các giải pháp chống biến đổi khí hậu tại Việt Nam.

p/Ông Bùi Trung Nghĩa - Phó Chủ tịch VCCI đã chính thức phát động chương trình Khởi nghiệp quốc gia 2023.

Ông Bùi Trung Nghĩa - Phó Chủ tịch VCCI đã chính thức phát động chương trình Khởi nghiệp quốc gia 2023.

Hình thành những hệ sinh thái khởi nghiệp

Lãnh đạo/chủ doanh nghiệp tư nhân, đặc biệt ở quy mô vừa và nhỏ, dù với mô hình kinh doanh truyền thống, tạo tác động xã hội, hay có tính đổi mới sáng tạo, lẫn các nhà sáng lập dự án khởi nghiệp, bắt đầu chủ động tìm kiếm và ưu tiên trang bị cho mình năng lực cố vấn (mentoring), huấn luyện và thiết kế mô hình kinh doanh mang tính bền vững. Những trang bị này không còn mang tính đầu tư vào “bộ kỹ năng hay công cụ" mà vào “tư duy, khả năng nhận ra những gì đang, sắp xảy đến và ra quyết định hành động phù hợp”.

Cũng chính những người tiên phong này đang hình thành những hệ sinh thái mà trong đó chúng ta chứng kiến sự phối hợp trực tiếp, nâng đỡ, cộng tác với nhau giữa doanh nghiệp đã phát triển và doanh nghiệp khởi nghiệp, lãnh đạo và chuyên gia, doanh nghiệp và tổ chức…

Chiến tranh, kinh tế suy thoái, biến đổi khí hậu, … là yếu tố ngoại cảnh. Chúng ta hoàn toàn không thể kiểm soát. Nhưng những yếu tố ngoại cảnh này lại đang rất rất nhanh chóng định hình trật tự xã hội, kinh tế mới sau COVID và kéo dài trong vài thập kỷ tới. Nhưng tôi vẫn tin rằng điều duy nhất chúng ta kiểm soát chính là hành động để có thể giúp mình “nhìn thực tế rõ hơn, sát hơn", “nghĩ thấu đáo hơn", “phối hợp, nâng đỡ, dìu dắt nhau mạnh dạn hơn, thực chất hơn".

Hãy hi vọng rằng những “lần đầu tiên" trên sẽ không là định mệnh cho sự mở đầu của phong trào mới, dừng lại ở dạng tiềm năng hay xu hướng mà là “định mệnh” mang tính lan rộng trong cộng đồng khởi nghiệp trong nhiều năm tới, trong đó chủ/lãnh đạo doanh nghiệp, nhà khởi nghiệp tìm ra cho mình hướng đi mới, bền hơn, vững hơn, đổi mới hơn và dĩ nhiên cân bằng được cả lợi ích doanh nghiệp và xã hội.