Quân Nga và lực lượng ly khai kiểm soát gần hết vùng Donbass

Quân Nga và lực lượng ly khai kiểm soát gần hết vùng Donbass.

Cuộc tấn công quân sự mà Nga nhằm vào Ukraine đã trực tiếp bơm thêm động lực để NATO không ngừng mở rộng, gia tăng vây cánh, có tiếng nói quyết định đến an ninh châu Âu nói riêng và toàn cầu nói chung.

Bây giờ người ta không còn quan tâm đến chuyện Ukraine có được gia nhập NATO hay không, mà là sẽ có bao nhiêu quốc gia châu Âu còn lại cảm thấy bị đe dọa về mặt an ninh quốc phòng, cần liên minh lại để đối phó Nga.

Đảng Dân chủ xã hội cầm quyền ở Thụy Điển vừa tuyên bố sẽ ủng hộ nước này gia nhập NATO. Đây là quyết định lịch sử, sẽ chấm dứt 200 năm trung lập của Stockholm. Liền sau đó, Tổng thống Phần Lan Sauli Niinisto đang xúc tiến để quốc gia này trở thành thành viên NATO. Quốc hội nước này sẽ quyết định chính thức việc này trong vài ngày tới.

Vai trò của NATO trong gần 70 năm tồn tại là phúc hay họa của thế giới vẫn còn tranh cãi. Nhưng một khi Liên minh này “nóng” lên lập tức ở đâu đó sắp có chuyện.

Năm 1999, NATO tấn công vào Nam Tư, kết quả nước này bị chia năm xẻ bảy; năm 2007 liên quân này tấn công Afganistan tiêu diệt khủng bố và để lại hậu quả nặng nền cho đất nước Trung Đông; năm 2011 khối này tấn công Lybia lật đổ chính quyền Gaddafi; hiện nay một số quốc gia thành viên NATO đang có mặt tại Trung Đông biến nơi này thành chiến sự,…

Đến nay, chi phí quân sự của NATO chiếm 70% chi phí quân sự toàn cầu, nắm giữ hầu hết trang thiết bị quân sự tân tiến nhất, như: Máy bay tiêm kích Typhoon, Trực thăng chiến đấu Eurocopter Tiger, Tên lửa Skipe, Tàu ngầm thuộc dự án 212 của Đức…

NATO là nơi tập hợp của 30 quốc gia hai bên bờ Đại Tây Dương, hầu hết là những nền kinh tế phát triển, được dẫn dắt bởi Hoa Kỳ, dày dặn kinh nghiệm chiến sự, đang cùng nhau hướng về một mối nguy chung, đó là Nga.

NATO như hổ thêm cánh nếu có thêm hai thành viên ở Bắc Âu

NATO như "hổ thêm cánh" nếu kết nạp thêm Phần Lan và Thủy Điển

Đúng như câu nói “còn Mỹ còn NATO”. Khi ông Trump còn tại vị, Putin chưa bày tỏ tham vọng, châu Âu vẫn còn có quyền mặc cả chi phí quốc phòng với Washington. Nhưng bây giờ “lục địa già” ít đi quyền chọn lựa, buộc tập hợp lại dưới “vòm lửa” NATO.

Sức sống của NATO đang phản ánh thực tế không mấy tốt đẹp ở châu Âu, ngay trước mắt là cuộc chiến Nga - Ukraine không thể chấm dứt trong ngắn hạn; sự ủng hộ của Châu Âu dành cho Kiev là lý do để Putin liệt các quốc gia Châu Âu vào danh sách “các quốc gia không thân thiện”.

Rất nhiều dấu hiệu leo thang căng thẳng Nga - Ukraine. Vùng Donbass sắp bị Nga chiếm, chiến tranh sẽ mở rộng về phía Tây và trung tâm ở Kiev. Cuộc đụng độ gay cấn nhất ở Ukraine vẫn chưa xảy ra, nơi có vũ khí NATO, quân chủ lực Ukraine.

Một khi không thể chiến thắng ở Ukraine, kinh tế khủng hoảng, chính sách “đối ngoại” của Kremlin sẽ trở nên khó đoán. Nếu ông Putin quyết “tất tay” thì châu Âu rơi vào hỗn loạn. Nhiều quốc gia thấy rõ mối nguy này, nên gia nhập NATO là động thái tự bảo vệ mình.

Thêm Phần Lan và Thụy Điển, NATO thêm siết chặt vòng vây Nga từ phía Bắc; vùng biển chiến lược Baltic càng trở nên chật chội; phương tiện chiến tranh, răn đe của phương Tây sẽ xuất hiện trên vịnh Bosnia, thêm một cửa ngõ ra biển của Moscow bị chặn lại.