Giống như mọi thứ ở Trung Quốc, quy mô của China Evergrande rất ngoạn mục. Nói gì thì nói, họ đã rất thành công trong việc “vẽ ra” tầm nhìn về cuộc sống quốc tế cho người dân Trung Quốc.

China Evergrande đã thành công xây dựng tầm nhìn về cuộc sống quốc tế cho người Trung Quốc

China Evergrande đã thành công xây dựng tầm nhìn về cuộc sống quốc tế cho người Trung Quốc.

Những căn hộ trong các dự án của họ được xây chỉ trong vòng hai đến ba năm, với những kiến trúc hiện đại theo kiểu phương Tây: Cá heo đá vui đùa trong các đài phun nước, đường dẫn đến các tổ hợp văn phòng kinh doanh, rạp chiếu phim, phố ẩm thực quốc tế, sân cầu lông, sân tennis, sân tập Golf và thậm chí cả khách sạn năm sao. 

Các căn hộ được trang bị đầy đủ với các thiết bị phương Tây, chứa đựng những nét đặc trưng của nước ngoài như lọ mì ống khô và thùng rượu sâm banh, những thứ xa lạ với người Trung Quốc nhưng lại là chìa khóa cho khát vọng giàu có trong tương lai của họ. Các khu phức hợp, thường chiếm khoảng 25%, được tự nhiên hóa rất hấp dẫn đối với người mua từ các thành phố quá đông đúc và chật chội.

Các khu phức hợp của Evergrande đã rất thu hút người tiêu dùng Trung Quốc.

Các khu phức hợp của Evergrande đã rất thu hút người tiêu dùng Trung Quốc.

Evergrande tồn tại và phát triển nhờ vào sự kết hợp của chiến lược tiếp thị xuất sắc về khát vọng và ước mơ của người tiêu dùng Trung Quốc. Một căn hộ của Evergrande là tài sản đầu cơ tối thượng, hoạt động giống như một quỹ tương hỗ niềm tin. Trên khắp đất nước, chủ nhân của những căn hộ này ở những vùng ngoại ô xa xôi, mơ ước một ngày con cái họ lớn lên và họ có thể bán căn hộ để cho chúng lấy tiền học Harvard.

Có thể nói, trách nhiệm đối với tầng lớp trung lưu đầy tham vọng của Trung Quốc là điều khiến Evergrande trở thành công ty “Too big to Fail - quá lớn để thất bại”.

Liệu China Evergrande có quá lớn để thất bại?

Liệu China Evergrande có quá lớn để thất bại?

Nhưng, nếu Evergrande “phải chết”, điều gì sẽ xảy ra?

Theo các chuyên gia phân tích, nếu “cái chết” của Evergrande xảy ra, đó có thể sẽ là hậu quả nghiêm trọng của niềm tin công chúng đối với hệ thống kinh tế, sự tăng trưởng và khả năng lãnh đạo của chính phủ Trung Quốc.

Không những thế, với vô số công ty con phát triển và ít nhất cũng là trung tâm của hệ thống tài chính Trung Quốc. Nếu Evergrande thất bại, làn sóng chấn động sẽ truyền qua một số công ty bất động sản có đòn bẩy tài chính cao hơn của Trung Quốc và gây ra một “cơn sóng thần” về áp lực mới đối với hệ thống ngân hàng - một viễn cảnh đáng lo ngại hơn bởi thời điểm này, rủi ro tài chính là mục hàng đầu trong chương trình nghị sự của chính phủ Trung Quốc.

Giờ đây, với khoản nợ khổng lồ lên tới 300 tỷ USD của Evergrande, tương đương GDP hàng năm của Nam Phi. Mặc dù chỉ “bé tẹo” so với nền kinh tế 14.000 tỷ USD của Trung Quốc, nhưng có lẽ sự sống còn của China Evergrande lại đang phá hỏng câu chuyện kinh tế đẹp đẽ mà Bắc Kinh “vẽ ra” và là cơn đau đầu nhức nhối nhất đối với giới chức lãnh đạo Trung Quốc lúc này.

Mới vài tuần trước, cuộc trình diễn về sự phục hồi kinh tế "hình chữ V" thời hậu đại dịch COVID-19 của Trung Quốc đã khiến cả thế giới phải ghen tị. Và lễ kỷ niệm 100 năm Đảng Cộng sản hoành tráng của Bắc Kinh cũng làm các nước phải ngưỡng mộ.

Nhưng giờ đây, hết Fitch Ratings rồi đến Standard & Poor's đều liên tiếp hạ bậc tín dụng của Evergrande, bởi lo ngại những diễn biến tiêu cực xung quanh nhà phát triển bất động sản hàng đầu Trung Quốc có thể làm suy yếu lòng tin của nhà đầu tư.

China Evergrande đang đánh mất niềm tin của các nhà đầu tư.

China Evergrande đang đánh mất niềm tin của các nhà đầu tư.

Điều này lại càng gây thêm áp lực cho vấn đề thanh khoản của họ. Thị trường tiền tệ châu Á cũng đang hỗn loạn khi nhà đầu tư đua nhau hạ giá trị tài sản của Evergrande. Cuối tuần trước, trái phiếu đáo hạn năm 2025 niêm yết bằng đồng USD của công ty này chỉ được giao dịch với 50% mệnh giá.

Và theo như đánh giá của Nikkei Asia, điều tồi tệ hơn cả đối với Bắc Kinh là vụ bê bối của Evergrande đã làm lộ ra những rắc rối tài chính đang âm ỉ bên trong nền kinh tế thứ hai thế giới. Trước đây, nhiều nhà đầu tư từng tin chắc rằng Evergrande là "quá lớn để thất bại", thì giờ lại đang băn khoăn phải chăng tập đoàn này là "quá lớn để cứu"?

Rõ ràng, Bắc Kinh dù đã nhận thấy những mối nguy hiểm từ việc các công ty nội địa khổng lồ dùng nợ nần để thâu tóm tài sản nước ngoài vượt quá tầm kiểm soát của các nhà quản lý. Và dù các nhà quản lý Trung Quốc đã quan ngại về các trường hợp của Tập đoàn Bảo hiểm Anbang, Dalian Wanda, Tập đoàn Fosun, Tập đoàn HNA và cả Chiết Giang Luosen Neili, kể từ năm 2019.

Nhưng họ không ngờ được, chính China Evergrande giờ đây mới là mắt xích yếu nhất trong hệ thống tài chính mà Bắc Kinh đang cố gắng thể hiện sự vững chắc đó.

Liệu Bắc Kinh có tiếp tục ra tay cứu trợ Evergrande?

Liệu Bắc Kinh có tiếp tục ra tay cứu trợ Evergrande và Xu Jiayin?

Cuối cùng, có một câu hỏi đặt ra là liệu Bắc Kinh có "giải cứu binh nhì" China Evergrande hay không? Nếu cứu, Trung Quốc có thể sẽ ngăn chặn được một cuộc sụp đổ lớn. Nhưng, động thái ấy cũng là "tự tay tát mình", khi bỏ qua kiểu vay nợ thiếu kiểm soát vốn đã diễn ra trước đây, như các trường hợp của Tập đoàn Bảo hiểm Anbang hay là HNA Group.

Theo tờ Bloomberg phân tích, vẫn đang có những dấu hiệu cho thấy Bắc Kinh không thể “thấy chết không cứu” với Evergrande. Tuần trước, phó thị trưởng của một thành phố phía bắc Trung Quốc đã thúc giục các doanh nghiệp nhà nước mua cổ phần của tập đoàn này trong Shengjing Bank (hiện đang nắm giữ 36%). Song, cho dù có được giải cứu, Evergrande và ông chủ của họ Xu Jiayin sẽ rất khác…