Tuần qua, những người quan tâm đến nền kinh tế Trung Quốc đã nhìn thấy những dấu hiệu lạc quan về triển vọng tăng trưởng trở lại. Tuy nhiên, liệu có quá sớm để dự báo về một tương lai tươi sáng?

Nhiều chuyên gia cho rằng, những mối đe dọa mới xuất hiện có thể “thiêu rụi” sự phục hồi mong manh của kinh tế Trung Quốc.

Việc tăng chỉ số của các nhà quản lý mua hàng (PMI) của Trung Quốc - vốn phản ánh niềm tin của người tiêu dùng vào điều kiện thị trường, đã tăng từ mức 35,7 điểm trong tháng 2 lên mức 52 điểm trong tháng 3, với trên 50 tín hiệu phục hồi.  

Cụ thể, chỉ số PMI lĩnh vực phi chế tạo tháng 3, bao gồm dịch vụ và xây dựng, cũng hồi phục về mức 52,3 điểm, tăng mạnh so với mức 29,6 trong tháng 2.

Các nhà phân tích cảnh báo rằng sự hồi phục các chỉ số có thể chỉ trong ngắn hạn bởi các biện pháp chống dịch bệnh trên toàn cầu đang tác động xấu tới nhu cầu hàng hóa ở các nước. Điều này là thách thức lớn cho hoạt động xuất khẩu của Trung Quốc.

Công nhân lắp ráp máy điều hòa không khí tại một nhà máy ở Cửu Giang vào ngày 16 tháng 3: nếu Trung Quốc thực sự quay trở lại, ai sẽ mua?

Công nhân lắp ráp máy điều hòa không khí tại một nhà máy ở Cửu Giang vào ngày 16/3. Nếu Trung Quốc khôi phục hoàn toàn sản xuất, ai sẽ là người mua?

Ngay cả chính phủ Trung Quốc cũng kêu gọi thận trọng trước các số liệu. Thông báo của Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc cho biết: “Chúng tôi chưa thể nói rằng nền kinh tế Trung Quốc đã hoàn toàn trở lại bình thường chỉ sau một tháng. Chúng tôi cần tiếp tục quan sát những thay đổi ở những tháng tiếp theo”.

Rõ ràng, có nhiều lý do rõ ràng để chưa thể lạc quan vào sự phục hồi chỉ số PMI của Trung Quốc. Chuyên gia kinh tế trưởng Larry Hu tại Ngân hàng Macquarie cẩn trọng đưa ra các nhận định: “Trong khi những điểm xấu nhất đang ở sau chúng ta, thì giờ không phải lúc để ăn mừng”.

Các số liệu kinh tế tháng 3 được công bố cho thấy điều kiện kinh doanh đang được cải thiện đáng kể vì nhiều lao động có thể trở lại làm việc và số ca nhiễm COVID-19 tiếp tục giảm. Nhưng một câu hỏi rất hay được đặt ra trong tình huống này: Nếu Trung Quốc thực sự quay trở lại sản xuất, thì ai sẽ là người mua?

Trước hết, xét trên khía cạnh người tiêu dùng nội địa tại Trung Quốc, nền kịnh tế gần như đã “đóng băng” trong 3 tháng qua kể từ thời điểm phát hiện trường hợp mắc COVID-19 đầu tiên tại một khu chợ thuộc thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc.

Ngoài lý do thu nhập sụt giảm và hạn chế đi lại, 1,4 tỷ người dân của Trung Quốc có mọi lý do nữa để lo sợ, đó là khả năng bùng phát một đợt COVID-19 thứ hai. Do đó, thời điểm này không phải là một lúc thuận lợi để người dân đi du lịch, ăn uống, mua túi xách, đổi điện thoại thông minh hoặc mua căn hộ.

Tuy nhiên, những người mua thực sự quan trọng đối với Trung Quốc lại là nhiều nền kinh tế lớn khác. Thậm chí tại một số thị trường, tốc độ suy giảm của các nền kinh tế này còn nhanh hơn Trung Quốc.

Chẳng hạn, quỹ đạo tăng trưởng của Mỹ đang xấu đi nhanh hơn sự dự đoán của các nhà kinh tế. Các chuyên gia tại Ngân hàng Goldman Sachs dự kiến rằng GDP của Mỹ sẽ giảm kỷ lục, tới 34% trong Quý II, trong khi đó tỷ lệ thất nghiệp tại xứ cờ hoa sẽ rơi vào khoảng 15% dân số vào cuối năm nay.

Ở một khu vực khác, Nhật Bản cũng đang phải chịu đựng những tổn thương nghiêm trọng của nền kinh tế. Thậm chí khủng hoảng kinh tế của quốc gia này còn xuất hiện từ trước khi đại dịch COVID-19 xảy ra.

GDP trong nền kinh tế lớn thứ hai châu Á đã giảm tới 7,1% trong quý IV/2019. Kể từ sau cuộc khủng hoảng Lehman Brothers năm 2008 - 2009, Nhật Bản mới lại chứng kiến sự suy giảm của nền kinh tế nghiêm trọng đến thế. Hiện tại, chỉ số PMI của xứ sở mặt trời mọc chỉ ở mức 44,8.

Ở các quốc gia khác trong khu vực Châu Á, PMI đều nằm dưới mốc 50, cụ thể Hàn Quốc ở mức 44,2, Việt Nam ở mức 41,9 và Philippines duy trì 39,7 điểm PMI. Trong tình cảnh đó, thật khó để biết liệu Trung Quốc sẽ xuất khẩu hàng hoá sang nước nào?

Hiện tại, có thể một lúc nào đó Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ hoài niệm về năm 2018 và 2019 khi tại thời điểm đó mối lo ngại lớn nhất của ông là các mức thuế quan liên tiếp từ Washington.

Nhưng sang đến năm 2020, COVID-19 thậm chí còn là một loại "thuế" còn khinh khủng hơn hơn đối với thương mại toàn cầu. Trong bối cảnh hỗn loạn đó, nếu may mắn Trung Quốc sẽ có được sự phục hồi "hình chữ U" chậm chạp, chứ đừng nói đến một “hình chữ V” nhanh chóng!