Sau ngày 5/12 chỉ còn 10% dầu Nga đến châu Âu

Sau ngày 5/12/2022 chỉ còn 10% dầu Nga đến châu Âu

>> Mối đe dọa mới với quyền lực Mỹ trên thị trường dầu mỏ

Nga đã thay đổi hoàn toàn chiến dịch tấn công Ukraine, chiếm và giữ lãnh thổ không còn ưu tiên, thay vào đó phá hủy cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine bằng tên lửa hành trình. Đây là đòn đánh rất hiểm hóc, ít thương vong về người nhưng kéo theo di họa vô cùng lớn cho đối phương.

Ngay trước thềm mùa Đông, Nga chủ trương dùng tên lửa tầm xa đánh phá hầu hết cơ sở sản xuất năng lượng tại Ukraine, khiến 40% cơ sở hạ tầng năng lượng bị triệt hạ. Thiếu điện, mất nhà và giá rét cũng khốc liệt chẳng khác là bao so với cuộc chiến tranh đang diễn ra. Tại sao ông Putin làm vậy?

Điểm yếu của phương Tây lộ diện, chỉ cần hóa đơn điện, khí tăng lên thì người dân sẽ đổ ra đường biểu tình đòi lật đổ chính phủ. Bất cứ chính trị gia nào ở Âu-Mỹ đều ám ảnh vì điều này, như nước Anh 45 ngày thay Thủ tướng.

Mỹ bắt đầu xả kho dự trữ dầu chiến lược, chỉ kéo giảm vài chục xu/galon “phục vụ” nhu cầu chính trị trước thềm bầu cử giữa kỳ. Vấn đề là khi kho dầu khổng lồ hơn 700 triệu thùng cạn khô!

Châu Âu tiếc nuối khi bà Merkel nghỉ hưu, nhưng cũng chính bà đã hoạch định tương lai rất vững vàng về an ninh năng lượng nước Đức - dẹp bỏ điện hạt nhân để sống mãi với khí đốt giá rẻ từ Nga. Tuy nhiên, kế hoạch này đã tan thành mây khói vì người kế nhiệm bà quyết định chống Nga.

Liên minh châu Âu (EU) ấn định ngày 5/12 chính thức cấm nhập khẩu dầu Nga bằng đường biển, Đức và Ba Lan cũng khóa đường ống, nghĩa là chỉ còn 10% dầu Nga có thể đến châu Âu.

Trong khi nhóm G7 sẽ khởi động cơ chế áp giá trần từ nay đến cuối năm 2022. Câu hỏi đặt ra là OPEC+ chịu ngồi yên để phương Tây quyết định giá cả thay họ? Lưu ý rằng, Tổ chức này vừa “bỏ qua” Mỹ để cắt giảm 2 triệu thùng dầu/ngày. Điều này đủ thấy họ kiên quyết bảo vệ lợi ích đến cùng.

>> NATO tính chiến lược mùa đông cho Ukraine

Dầu mỏ đóng góp 65% ngân sách Saudi Arabia, 37% với Nga và là nguồn thu dồi dào nhất của các thành viên OPEC+. Nếu áp giá trần thành công với dầu mỏ, G7 sẽ kiểm soát hàng loạt nền kinh tế- điều chưa từng có tiền lệ.

Năng lượng là vấn đề tối quan trong với châu Âu, Mỹ và Ukraine

Năng lượng là vấn đề tối quan trong với châu Âu, Mỹ và Ukraine

Thomas Freidman, tác giả cuốn sách nổi tiếng “Từ Beirut đến Jerusalem” bình luận: “Nếu Putin khai hỏa bom hạt nhân sẽ khiến tất cả đoàn kết chống lại ông ta. Nhưng nếu Putin khai hỏa “bom dầu” sẽ chia rẽ phương Tây và Ukraine”.

Cục dự trữ Liên bang Mỹ (FED) lại rục rịch tăng lãi suất thêm 0,75%. Trong vòng 7 tháng qua, FED đã đưa lãi suất ngắn hạn từ mức cận 0 lên 3,75% - chính sách tiền tệ ngặt nghèo nhất trong 42 năm gần đây.

Điều đó cho thấy lạm phát đã tăng quá mạnh, nền kinh tế lớn nhất thế giới quyết hy sinh tăng trưởng kinh tế để xoa dịu cơn bão giá. Chắc chắn Ngân hàng Trung ương châu Âu cũng sẽ phải điều chỉnh lãi suất theo hướng đẩy nền kinh tế vào trạng thái ngủ đông.

Tổng thống Zelensky là người lo sợ nhất vì viễn cảnh đồng minh gặp khó khăn kinh tế, rối loạn chính trị. Tiên đoán của Freidman hoàn toàn có cơ sở. Và Kremlin đang tận dụng mùa đông khiến đối phương thoái chí.