Canada áp thuế đến 15,4% với bê tông cốt thép Việt Nam nhập khẩu vào nước này

Ngày 4/2/2021, Canada áp thuế đến 15,4% với bê tông cốt thép Việt Nam nhập khẩu vào nước này

Theo dự báo của Hiệp hội Thép Việt Nam, năm 2021, nhu cầu thép dự kiến tăng cao với những tín hiệu mới từ kinh tế vĩ mô, dòng vốn dịch chuyển khỏi Trung Quốc cùng các hiệp định thương mại tự do được ký kết.

Tuy nhiên, kèm theo đó, sự va chạm với lợi ích của ngành sản xuất nội địa tại các thị trường nhập khẩu sẽ tăng cao, kéo theo đó sẽ có nhiều vụ việc phòng vệ thương mại đối với thép Việt cũng gia tăng với mức độ ngày càng phức tạp hơn.

Trong bối cảnh đó, theo các chuyên gia kinh tế, bên cạnh sự chủ động của ngành thép, các doanh nghiệp thép thì "lá chắn" bảo vệ từ phía nhà nước cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng để thép Việt có thể đứng vững tại các thị trường xuất khẩu trước “phong ba bão táp” phòng vệ thương mại.

 thuế chống bán phá giá từ 3,01 tới 49,2% đối với tôn lạnh có xuất xứ từ Việt Nam.

Ủy ban chống bán phá giá Indonesia quyết định áp dụng thuế chống bán phá giá từ 3,01 tới 49,2% đối với tôn lạnh có xuất xứ từ Việt Nam. 

Theo bà Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập (Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam), bên cạnh việc tập trung nâng cao năng lực cạnh tranh, chất lượng và tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm thì các doanh nghiệp thép Việt cần phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng các kiến thức về thương mại quốc tế để chủ động ứng phó với nguy cơ kiện cáo, phòng vệ thương mại tại các thị trường xuất khẩu.

"Hơn bao giờ hết, trong bối cảnh hội nhập sâu rộng hiện nay, doanh nghiệp xuất khẩu buộc phải coi trọng yếu tố về phòng vệ thương mại trong chiến lược xuất khẩu của mình.

Từ đó, trang bị và cập nhật đầy đủ kiến thức về pháp luật phòng vệ thương mại, thường xuyên theo dõi thông tin cảnh báo và khi xảy ra vụ việc thì cần tham gia hợp tác đầy đủ với cơ quan điều tra để xử lý hiệu quả", bà Trang nhấn mạnh.