Với chủ đề Chuyển đổi số - Sáng tạo – Đổi mới, Đại Hội Nhiệm kỳ VIII (2021-2024) Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA) sẽ được tổ chức theo hình thức trực tuyến ngày 21/5 tới đây.

Với chủ đề Chuyển đổi số - Sáng tạo – Đổi mới, Đại Hội Nhiệm kỳ VIII (2021-2024) Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA) sẽ được tổ chức theo hình thức trực tuyến ngày 21/5 tới đây.

Với chủ đề Chuyển đổi số - Sáng tạo – Đổi mới, Đại Hội Nhiệm kỳ VIII (2021-2024) Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA) sẽ được tổ chức theo hình thức trực tuyến ngày 21/5 tới đây.

Được thành lập từ năm 1993, qua 28 năm hình thành và phát triển, VLA đang ngày càng thể hiện tốt vai trò là Hiệp hội quốc gia của một ngành dịch vụ mũi nhọn, tạo lực đẩy cho sự phát triển chung của nền kinh tế đất nước.

Đến nay, Hiệp hội thu hút được hơn 480 hội viên chính thức và hội viên liên kết, trong đó nhiều hội viên là những công ty cung cấp dịch vụ logistics hàng đầu của Việt Nam cũng như doanh nghiệp logistics nước ngoài.

Đồng thời, Hiệp hội đã làm tốt công tác phản biện xã, một chức năng quan trọng của Hiệp hội ngành nghề, phản ánh kịp thời các khó khăn của Hội viên trong kinh doanh. Hiệp hội thực sự đại diện cho Hội viên và ngành dịch vụ logistics Việt Nam trong việc tham gia, góp ý kiến xây dựng dự thảo văn bản của các Bộ, Ban, ngành, điạ phương liên quan đến Ngành dịch vụ logistics. 

Có thể nói, tiếp nối công cuộc đổi mới để kết nối những bàn tay, thắp lửa những trái tim của từng Hội viên và thành viên cung cấp dịch vụ logistics,VLA đã cùng cộng đồng doanh nghiệp chung tay phát triển Ngành dịch vụ logistics Việt Nam, đáp ứng như mong đợi của Đảng, Nhà nước và toàn bộ xã hội, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, nâng cao uy tín của dịch vụ logistics Việt nam trên trường thế giới, từng bước hướng tới thành công hoá khát vọng ‘‘Vì một Việt Nam hùng cường 2045’’.

Nói như lời của Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên: “Trong thời gian qua, Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam đã không ngừng trưởng thành và phát triển, thể hiện vai trò quan trọng là tổ chức đại diện cho doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực logistics, làm cầu nối giữa doanh nghiệp trong ngành và các cơ quan quản lý Nhà nước”.

Đặc biệt, VLA còn phát triển mạnh mẽ công tác quan hệ đối ngoại- kết nối ngành nghề trong nước, khu vực, quốc tế và đã có bước tiến mới tích cực so với các Nhiệm kỳ trước trong công tác mở rộng hoạt động hợp tác quốc tế và trong nước.

Trên cơ sở kết quả đã đạt được trong Nhiệm kỳ VII (2015-2020), Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA) đề xuất những kế hoạch hoạt động mang tính đổi mới trong Nhiệm kỳ VIII (2021-2024) nhằm tăng cường hợp tác, kết nối hội viên để phát triển năng lực theo xu hướng ngành nghề có giá trị giá tăng cao, tăng cường ứng dụng công nghệ cao, đổi mới sáng tạo, thay đổi mô hình đào tạo nguồn nhân lực logistics chất lượng cao phù hợp với cách mạng khoa học công nghệ-chuyển đổi số, chủ động phản biện chính sách trên cơ sở bảo vệ quyền lợi hội viên, mở rộng hợp tác quốc tế, nâng cao uy tín và vai trò của Hiệp hội, mạnh dạn đổi mới mô hình tổ chức để  tiếp tục phát triển Hiệp hội, góp phần tích cực vào việc phát triển Ngành dịch vụ logistics Việt Nam đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới của đất nước, hướng tới khát vọng 2045.

Trong Nhiệm kỳ VIII, tình hình kinh tế thế giới và trong nước phục hồi và phát triển với sự tác động mạnh mẽ của khoa học và công nghệ. Đại dịch Covid-19 đang xảy ra ngày càng phức tạp trên tòan cầu, hậu quả của nó dự kiến kéo dài nhiều năm. Tác động của đại dịch đã làm đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu, trong đó có hoạt động logistics, đã ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất, Xuất nhập khẩu và ngành dịch vụ logistics nước ta. Đại dịch đã làm thay đổi cách tiêu dùng, phương thức hoạt động, trao đổi thương mại. qua đó tác động sâu sắc tới hoạt động phục vụ của dịch vụ logistics. Thương mại điện tử (E-Commerce) của nước ta đã phát triển mạnh mẽ, kéo theo các hoạt động logistics. Trong điều kiện đó ngành dịch vụ logistics đang không ngừng thay đổi với các yêu cầu mới trước sự phát triển của khoa học-công nghệ. Vì vậy ngành dịch vụ logistics phải khẩn trương chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo phục vụ yêu cầu hiện tại và trong tương lai gần.

Cùng với đó, thương mại quốc tế của nước ta không ngừng mở rộng với việc ký kết và thực hiện nhiều FTA thế hệ mới, trong đó nổi bật là CPTPP, EVFTA, UKVFTA, RCEP. Qua đó đã tạo điều kiện cho ngành dịch vụ logistics Việt Nam chống chịu với đại dịch và phục hồi phát triển. Quyết định số 200/QĐ-TTg ngày 14/2/2017 được sửa đổi bổ sung bằng   QĐ221/QĐ-TTg ngày 22/2/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam là nhân tố quan trọng tạo nên động lực mới cho sự phát triển Ngành dịch vụ logistics Việt Nam.

Trước tình hình đó, Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam sẽ cùng các Hội viên tập trung vào các hoạt động phát triển mang tính đột phá gồm thúc đẩy nhanh chuyển đổi số nắm bắt xu hướng thời đại; Phản biện chính sách phục vụ thuận lợi hoá thương mại – kiểm tra chuyên ngành, đồng bộ hoá chính sách, đồng bộ kết nối các hạ tầng hiệu quả và hướng đến mục tiêu cắt giảm chi phí logistics.

Song song với đó là đổi mới mô hình hoạt động của Hiệp hội với sự hình thành các Hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ logistics địa phương, kết nối nhiều hội viên mới tham gia vào Hiệp hội; Đổi mới mô hình đào tạo: Chia sẻ nhận thức và định hướng với hội viên về mô hình đào tạo nghề dựa trên kỹ năng, dựa trên năng lực; Nâng cao năng lực hội viên, chia sẻ thông tin với hội viên chủ động đổi mới sáng tạo và tái cấu trúc doanh nghiệp phù hợp với nhu cầu tương lai của khách hàng.