Asanzo đã từng có công văn gửi sang phía công an khẳng định công ty không bảo hộ thương hiệu của mình. Do vậy, trước vấn đề mà báo chí đặt ra liên quan đến nhãn mác thương hiệu, ông Tam cho rằng trong tập đoàn Asanzo có rất nhiều công ty con khác nhau, bộ phận nào làm sai thì đơn vị đó sẽ chịu trách nhiệm.

Asanzo đã từng có công văn gửi sang phía công an khẳng định công ty không bảo hộ thương hiệu của mình. Do vậy, trước vấn đề mà báo chí đặt ra liên quan đến nhãn mác thương hiệu, ông Tam cho rằng trong tập đoàn Asanzo có rất nhiều công ty con khác nhau, bộ phận nào làm sai thì đơn vị đó sẽ chịu trách nhiệm.

Chia sẻ về lô hàng linh kiện lò nướng thủy tinh bị Cục Hải quan TP HCM kiểm tra tháng ngày 7/9/2018, ông Tam khẳng định, Asanzo đã ngừng sản xuất các mặt hàng này từ khoảng tháng 6/2018. Trước đây, thuế nhập khẩu các mặt hàng điện gia dụng còn cao, do vậy Asanzo đã cho xây dựng các dây chuyền lắp ráp để sản xuất mặt hàng này trong nước.

Asanzo đã ý thức sự việc?

Sang nửa cuối năm 2018, đầu năm 2019, khi thuế các mặt hàng này trở về 0, nhận thấy không có lãi, Asanzo đã không sản xuất các thiết bị điện tử gia dụng nữa mà chỉ tập trung vào 2 dòng sản phẩm chính là TV và điều hòa không khí. Ông Phạm Văn Tam cho rằng, việc Asanzo nhập các linh kiện từ Trung Quốc về để lắp ráp thành sản phẩm không có gì mới. Tuy nhiên khi gắn nhãn, bao bì cũng như trong giấy bảo hành, Asanzo ý thức việc đó nên chỉ ghi “Xuất xứ Việt Nam” thay vì “Made in Việt Nam” trên sản phẩm của mình.

Theo ông Tam, thời điểm nửa đầu năm 2018 trở về trước, Asanzo vẫn còn láp ráp các mặt hàng điện gia dụng. Tuy nhiên khoảng 1 năm trở lại đây, Asanzo không còn lắp ráp các mặt hàng điện gia dụng nữa. Thời điểm này Asanzo giao nhóm ngành hàng này cho các công ty phụ trợ, ông Tam cho biết.

Chính vì vậy, kể từ thời điểm đó, trên thị trường xuất hiện 2 dòng sản phẩm khác nhau nhưng cùng modern và logo Asanzo. Nhánh thứ nhất bao gồm các thiết bị điện gia dụng được Asanzo lắp ráp trong nửa đầu năm 2018 trở về trước và gắn nhãn Việt Nam. Với nhánh thứ 2, những thiết bị này được các công ty phụ trợ của Asanzo nhập khẩu về Việt Nam và có xuất xứ từ Trung Quốc.

Theo ông Phạm Văn Tam, Asanzo đang nhượng quyền cho một vài công ty khác sử dụng thương hiệu của mình, do vậy, Asanzo không có khiếu nại trước việc những đơn vị này thuê nhà sản xuất Trung Quốc đóng logo Asanzo vào sản phẩm điện gia dụng rồi nhập về bán tại thị trường trong nước.

CEO của Asanzo cho rằng, công ty của ông có thế mạnh về mảng đồ điện tử nên đang tập trung vào việc sản xuất các mặt hàng này. Với việc nhượng quyền các sản phẩm đồ gia dụng dù đã ngừng sản xuất, mục đích của hành động này là muốn các cửa hàng và đại lý Asanzo đa dạng hơn về mặt hàng và từ đó có thêm thu nhập.

Tước danh hiệu vì gây tổn thương người tiêu dùng

Trước sự việc này, Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao cho biết đã tước quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao (HVNCLC) đối với doanh nghiệp Asanzo. Bà Vũ Kim Hạnh - Chủ tịch Hội Doanh nghiệp HVNCLC cho biết, hành vi nhập hàng Trung Quốc ghi xuất xứ Việt Nam đã gây tổn thương nghiêm trọng đến niềm tin của người tiêu dùng Việt Nam vào hàng Việt và ảnh hưởng xấu tới uy tín chương trình HVNCLC. 

Do đó, ngay sau khi có thong tin về các sản phẩm hàng điện tử của Asanzo là hàng Trung Quốc “đội lốt” hàng Việt, dù đang trong lúc chờ cơ quan điều tra kết luận nhưng Hội vẫn quyết định tước quyền sử dụng nhãn hiệu HVNCLC với Asanzo, nhằm bảo vệ người tiêu dùng và các doanh nghiệp làm ăn tử tế.

Nói về quy trình bình chọn, đại diện Hội cũng cho biết từ 2016 đến nay, khi xem xét kết quả sơ bộ cuộc bình chọn hàng năm, hội nhận được nhiều thông tin của doanh nghiệp các tỉnh và các ngành về tình hình nhiều doanh nghiệp mới được thành lập tại các khu công nghiệp nhưng chủ yếu chỉ là lắp ráp các bán thành phẩm từ nước ngoài, đóng gói bao bì, hoàn tất khâu cuối (thậm chí chỉ nhập thành phẩm về, xóa xuất xứ chính gốc) rồi dán nhãn "sản xuất tại Việt Nam".

"Thông tin đó khiến chúng tôi càng lưu ý đặc biệt. Bên cạnh qui trình 3 bước kiểm tra đã thành nề nếp là: sau khi công bố rộng rãi trên báo lần 1, sơ bộ, danh sách doanh nghiệp được bình chọn HVNCLC để xã hội cùng kiểm tra thì ban tổ chức cũng tiến hành hỏi thông tin phản hồi từ cơ quan quản lý địa phương về tình hình tuân thủ pháp luật kinh doanh của doanh nghiệp, thu thập thông tin báo đài, đặc biệt là các khiếu tố khiếu nại của người tiêu dùng", bà Hạnh cho biết.

DĐDN sẽ tiếp tục thông tin

Xuất xứ hàng hóa là gì

Xuất xứ hàng hóa (từ tiếng Anh: Certificate of Origin, thường viết tắt là CO) là nước hoặc vùng lãnh thổ nơi sản xuất ra toàn bộ hàng hóa hoặc nơi thực hiện công đoạn chế biến cơ bản cuối cùng đối với hàng hóa trong trường hợp có nhiều nước hoặc vùng lãnh thổ tham gia vào quá trình sản xuất ra hàng hóa đó.

Mục đích của xuất cứ hàng hóa

1- Để xác định sản phẩm nhập khẩu được hưởng ưu đãi về thuế suất hay không: Xuất xứ hàng hoá có liên quan đến việc tính thuế quan nhập khẩu, cụ thể là đến việc vận dụng mức thuế (thuế ưu đãi, hoặc thuế bình thường hay thuế trả đũa), đến những thủ tục hải quan (nếu hàng đến từ các nước trong nhóm thì thủ tục có thể đơn giản, nếu hàng đến từ các nước ngoài nhóm có thể bị kiểm tra, khám xét kỹ càng hơn). Chính sách thương mại của các quốc gia và thoả thuận thương mại khu vực đôi khi có sự phân biệt. Việc xác định được xuất xứ hàng hoá giúp có thể phân biệt được đâu là hàng nhập khẩu được hưởng ưu đãi để áp dụng chế độ ưu đãi theo các thoả thuận thương mại đặc biệt và đâu là hàng không được hưởng ưu đãi. Ví dụ khi nói tới một mặt hàng có xuất xứ từ nước A nào đấy, nước nhập khẩu có thể xác định ngay thái độ cụ thể đối với hàng hoá nhập khẩu đó, có thể thủ tục rất đơn giản hoặc có thể bị kiểm tra giám sát rất phức tạp. Điều này cũng liên quan trực tiếp đến việc xác định thuế quan nhập khẩu và việc vận dụng các mức thuế khác nhau đối với nước xuất khẩu đó. Nếu nước A được hưởng chế độ ưu đãi thuế quan từ nước nhập khẩu đối với các mặt hàng xuất khẩu theo những hiệp định ưu đãi thì nước nhập khẩu phải đảm bảo áp dụng thuế suất thấp hơn hoặc ưu đãi đối với sản phẩm có xuất xứ từ nước xuất khẩu.

2 – Để thiết lập biện pháp và là công cụ của chính chính sách thương mại; Xác định xuất xứ hàng hoá còn có tác dụng trong việc thực hiện chính sách thương mại của một nước hay một khối nước dành cho nước hay khối nước cụ thể nào khác. Trong các trường hợp khi hàng hóa của một nước được phá giá tại thị trường nước khác, việc xác định được xuất xứ khiến các hành động chống phá giá và việc áp dụng thuế chống trợ giá trở nên khả thi.

3 – Mục đích thống kê thương mại của một quốc gia: xác định xuất xứ hàng hoá là yếu tố cần thiết cho việc thu thập số liệu thống kê thương mại. Xác định xuất xứ khiến cho việc biên soạn các số liệu thống kê thương mại hàng năm được tiến hành dễ dàng hơn. Như vậy, việc xác định xuất xứ hàng hoá là chỉ tiêu quan trọng cho việc đánh giá chất lượng, là công cụ để thực hiện chính sách thương mại trong quan hệ song phương và đa phương của các quốc gia. Trong điều kiện hiện nay, khi việc gia nhập các liên kết kinh tế thương mại khu vực và thế giới trở thành một xu thế, một nhu cầu bức thiết nhằm duy trì và đẩy mạnh quan hệ thương mại, thì việc xác định xuất xứ hàng hoá càng có ý nghĩa quan trọng.

Ngoài ra, xuất xứ hàng hoá là một trong những chỉ tiêu quan trọng đánh giá chất lượng hàng hoá, nhất là những sản phẩm thô và đặc sản. Xuất xứ hàng hoá giúp chúng ta hình dung được nguồn gốc, quê hương, nơi sản xuất của hàng hoá, từ đó chúng ta có thể nhìn nhận hay đánh giá được chất lượng của hàng hoá đó. Điều này đã được chứng thực ở nhiều quốc gia, chẳng hạn nói đến Pháp người ta nghĩ ngay đến đất nước của rượu vang đỏ được chiết xuất từ những cánh đồng nho bạt ngàn, hay nói đến Braxin người ta nghĩ ngay đến quê hương của cà phê với chất lượng nổi tiếng thế giới.