Đặc biệt là nâng cao nhận thức, thay đổi tư duy và hành động người dân về vấn đề nước sạch.

Tận dụng tới từng giọt nước và tái sử dụng càng nhiều càng tốt, nhờ các công nghệ tưới nước nhỏ giọt, xứ lý nước thải, nước biển là sản phẩm của những bộ óc Do Thái siêu việt.

Tận dụng tới từng giọt nước và tái sử dụng càng nhiều càng tốt, nhờ các công nghệ tưới nước nhỏ giọt, xứ lý nước thải, nước biển là sản phẩm của những bộ óc Do Thái siêu việt.

Nằm ở khu vực Trung Đông với diện tích 22.000km2 Israel có tới 60% diện tích đất là sa mạc,thường xuyên phải đối mặt với nguy cơ hạn hán. Trong khi hầu khắp thế giới, mỗi khi thiếu nước người ta sẽ khoan nhiều hơn, hút nhiều hơn từ tự nhiên, còn người Israel thì người ta tận dụng tới từng giọt nước và tái sử dụng càng nhiều càng tốt nhờ các công nghệ tưới nước nhỏ giọt, xử lý nước thải, nước biển - Sản phẩm của những bộ óc Do Thái siêu việt!

TƯỚI NHỎ GIỌT LÀM SA MẠC NỞ HOA

Tháng 3/2014, trong lần hội kiến tại Mỹ, thống đốc bang California thông báo với thủ tướng Israel: “Chúng
tôi đang ở tâm điểm của một cuộc đại hạn hán”. Ngài Thủ tướng đáp: “Chúng tôi chẳng có vấn đề gì về nước cả!”. Tại sao một xứ sa mạc nghèo nước như Israel lại có thể “thách thức” bang trù phú nhất tại một quốc gia giàu nước như Mỹ? Câu trả lời nằm ở cách cư xử với nước của người Do Thái: “Đối với quốc gia, nước như là máu đối với con người!”

Người Israel chơi đùa dưới đài phun nước ở Jerusalem; Ảnh: Yonatan Sindel

Người Israel chơi đùa dưới đài phun nước ở Jerusalem; Ảnh: Yonatan Sindel

Tận dụng tới từng giọt nước và tái sử dụng càng nhiều càng tốt, nhờ các công nghệ tưới nước nhỏ giọt, xứ lý nước thải, nước biển là sản phẩm của những bộ óc Do Thái siêu việt.

“Luật Nước” năm 1959 của Israel quy định: “Nước thuộc chủ quyền quốc gia”. Ai muốn đào một cái giếng, ngay cả trên đất của mình, cũng phải xin phép.

Năm 1935, Simcha Blass, vốn được mệnh danh “người nước” của Israel, đi ngang hàng rào nhà bạn và thấy một cây mọc cao hơn hẳn các cây cùng hàng. Ông phát hiện ra cạnh gốc cây có đường ống dẫn nước bị thủng một lỗ. Blass ngờ rằng những giọt nước nhỏ đều đặn ngấm vào rễ cây là nguyên nhân khiến cái cây cao vống như vậy. Chúng đã trở thành nỗi ám ảnh với “người nước”, để rồi 25 năm sau nảy sinh ra một ý tưởng thiên tài, làm cuộc cách mạng trong ngành nông nghiệp thế giới.Từ thuở ban đầu của nền văn minh nhân loại cho đến bây giờ tưới ngập vẫn là hình thức thủy lợi phổ biến. Trước khi được đám rễ cây hấp thụ thì một nửa nước đã bị bốc hơi hoặc thấm vào đất. Ở một xứ bán sa mạc như Israel thì đó là sự phung phí không thể chấp nhận. Thế là, dù đã nghỉ hưu, Simcha Blass bắt tay vào thực hiện dự án “Tưới nhỏ giọt”.

Sau khoảng 3 năm “vật lộn”, theo lời ông nói, Blass phát hiện 2 điều. Một là tưới nhỏ giọt tốn ít hơn tưới truyền thống từ 50 đến 60% nước. Hai là, điều này quan trọng hơn cả việc tiết kiệm nước, “cây nhỏ giọt” cho năng suất cao hơn hẳn “cây tưới ngập”. Sau này, người ta còn phát hiện thêm: Phân bón và chất dinh dưỡng được trộn vào nước nhỏ giọt để tưới thẳng vào rễ cây giúp cho mặt đất không bị dư thừa các loại hóa chất có ảnh hưởng xấu đến môi trường nước. Nhờ tưới nhỏ giọt, người dân có thể trồng cây ở bất cứ đâu, kể cả là trên sa mạc, bởi đất bây giờ không còn nhiệm vụ cung cấp dinh dưỡng cho cây, đó là phần việc của nước nhỏ giọt! Tưới nhỏ giọt làm sa mạc nở hoa.

Nhà máy khử mặn nước biển Hadera

Nhà máy khử mặn nước biển Hadera

Sa mạc nở hoa ở Israel

Sa mạc nở hoa ở Israel

Tuy nhiên, Blass không thể hiện thực hóa được ý tưởng thiên tài của mình. Ông đã xuôi tay vì các rào cản kỹ thuật phức tạp và không được sự ủng hộ của giới hàn lâm, chính quyền. Nhưng khi những người nông dân ở Kipbutz (công xã) Hatzerim nằm trong sa mạc Negev mua được bản quyền từ tay “người nước” và vượt qua thách thức ấy (Họ có hàng loạt sáng kiến thông minh để hoàn thiện các đầu tưới) thì “tưới nhỏ giọt” thành công tức thì. Chỉ trong vài năm, không trang trại nào ở Israel còn tưới ngập. Và công nghệ tưới nhỏ giọt vẫn không ngừng được đổi mới. Bây giờ, nó có thể “ lắng nghe” được nhu cầu của tỷ cây trồng, nhờ những thiết bị rẻ tiền đặt gần rễ cây và phát tín hiệu khi cây cần chất dinh dưỡng hay nước.

Ngày nay, “tưới nhỏ giọt” đã “chảy” đến hơn 110 nước trên thế giới, gồm cả Việt Nam. Doanh thu của ngành công nghiệp “tưới nhỏ giọt” lên tới gần 4 tỷ USD. Thị trường này rất hấp dẫn, vì khi nước ngày càng hiếm, thế giới nông nghiệp sẽ dần chuyển dịch, không thể đảo ngược, từ tưới ngập sang tưới nhỏ giọt!

Hệ thống xử lý nước biển tiên tiến giúp Israel không chỉ đảm bảo nguồn nước ngọt cho sinh hoạt mà còn phát triển nền nông nghiệp. (Ảnh: Nhà máy xử lý nước biển Mekorot, Israel).

Hệ thống xử lý nước biển tiên tiến giúp Israel không chỉ đảm bảo nguồn nước ngọt cho sinh hoạt mà còn phát triển nền nông nghiệp. (Ảnh: Nhà máy xử lý nước biển Mekorot, Israel).

p/Thu hoạch cá trên sa mạc Esrael, Israel.

Thu hoạch cá trên sa mạc Esrael, Israel.

ĐỔI NƯỚC NGỌT LẤY… NƯỚC THẢI!

Từ thời thượng cổ con người đã sống cạnh những bãi rác của mình. Hồi cuối thế kỷ 19, “Cái chết đen”- cơn đại dịch tả tràn qua London rồi kéo lê khắp châu Âu- khởi nguồn từ một cái giếng ô nhiễm. Từ đó, người ta bắt đầu cách ly nguồn nước uống với nước thải. Ở các thành phố đều có những kênh mương riêng dẫn nước thải ra sông biển.

Trước khi xả bỏ, nước thải phải qua xử lý. Đầu tiên, rác bị các tấm màng lọc chặn lại. Sau đó, nước thải hôi thối được chứa trong những thùng lớn. Chất hữu cơ rắn và bùn chìm xuống đáy thùng sẽ được vớt lên, cho ra bãi rác. Đến đây có thể xả nước thải ra sông biển qua một đường ống chuyên dụng. Tuy nhiên, trong nước thải vẫn tồn tại các chất hữu cơ lơ lửng như cặn bã của con người, mẩu thức ăn nhỏ, tế bào da chết… Người ta phải bơm oxy và những vi khuẩn vô hại vào nước. Chúng sẽ “chén” đến bội thực đám hữu cơ đó, rồi
“béo” đến mức chìm xuống đáy thùng để được loại bỏ như công đoạn trên. Thế nhưng, trong nước vẫn còn virus và các chất độc hại khác. Nước vẫn có mùi, chẳng để làm gì! Vì “thải” nghĩa là vất đi!

Nhưng người Do Thái lại có tham vọng lấy nước thải để tưới cho cây trồng. Nhiều cuộc tranh luận về ý tưởng khá hoang đường (với trình độ khoa học kỹ thuật của những năm 1950) đã nổ ra trong quốc hội Israel. Tuy bị phủ quyết, nhưng nhiệm vụ tái sử dụng nước thải vẫn được người Israel coi là một ưu tiên tầm quốc gia. Không hề ầm ĩ, họ từng bước xây dựng trên toàn quốc cơ sở hạ tầng xử lý nước thải.

Mãi năm 1973, người Do Thái mới “phù phép” biến được nước thải thành nước dùng cho nông nghiệp ở Shafdan- Nhà máy xử lý nước thải - gần thủ đô Tel Aviv. Họ tận dụng những đồi cát nằm trên một tầng ngậm nước sâu 100m để làm bộ lọc nước thải đã xử lý qua vi khuẩn. Sau gần 1 năm được lọc trong cát tinh khiết, nước thải thấm xuống đến tầng ngậm nước (một cái hồ chứa tự nhiên) đã thành thứ nước chất lượng tuyệt vời, thậm chí có thể uống được! Nước này được dẫn về sa mac để tưới cây hoặc bơm ra sông để giúp nâng cao “sức khỏe”, cho các dòng sông đều chảy. Shafdan đã vẽ lại bức tranh toàn cảnh về nước của Israel bằng những màu sắc tươi mới!

Sau Shafdan, hàng loạt nhà máy xử lý nước thải theo hình mấu ấy mọc lên trong các thành phố của người Do Thái. Bây giờ, mỗi năm Israel lại bổ xung vào kho tài nguyên nước của mình 500 tỷ lít nước thải tái chế. Một quan chức của chính phủ Israel phát biểu: “Những năm 80 của thế kỳ trước nếu không có nguồn nước thải tái chế thì không còn nền nông nghiệp nước này!”

Trong khi nước thải là điều phiền hà của nhiều quốc gia thì nay 95% nước thải ở Israel đã được xử lý. 85% nước thải tái chế được sử dụng cho nông nghiệp, đứng đầu thế giới. Nước xếp thứ 2 là Tây Ban Nha - 25%, Mỹ chỉ có 10%. Với người nông dân Do Thái, nước tái chế tin cậy hơn nước mưa, vì nó không phụ thuộc vào sự đỏng đảnh của thời tiết.

Thật thú vị là người Israel đang lo lắng: dù dân số vẫn gia tăng song nguồn nước thải cứ ngày một ít! (Có một nguyên nhân: Từ khi còn là học sinh mầm non, người Israel đã được dạy: Không được lãng phí dù chỉ là một giọt nước!). Để có nước thải mà họ coi như một thứ “tài nguyên”, người Do Thái vạch kế hoạch đánh đổi nước ngọt của mình lấy nước thải của Jordan - quốc gia láng giềng - hay của người Palestine ở bờ Tây và dải Gaza.

Nước khử mặn đã mở trang mới hồ sơ nước của Israel, khiến quốc gia này trở nên thừa nước, thậm chí có thể dùng nước như một công cụ ngoại giao, mưu cầu hòa bình với các quốc gia láng giềng khát nước.

NHỮNG NHÀ “GIẢ NƯỚC THUẬT”

Ngay từ ngày đầu lập quốc (năm 1949) trên một dải đất ven Địa trung hải, David Ben - Gurion, thủ tướng đầu tiên của người Do Thái, đã nung nấu kỹ ý tưởng lọc nước biển lấy nước ngọt. Một việc làm liên tưởng tới các nhà giả kim thuật thời Trung cổ - những người khát khao biến thứ có ít giá trị (Chì/ nước biển) thành thứ có nhiều giá trị (Vàng/ nước ngọt). Thực ra, từ trong chiến tranh thế giới thứ 2 quân đội Mỹ đã làm rồi, song với giá đắt điên rồ!

Năm 1954, ở Israel cũng có một nhà khoa học “điên rồ”- Alexander Zarchin, người Liên Xô gốc Do Thái - chia sẻ mối quan tâm của thủ tướng. Phương pháp khử mặn của ông ta là: “Đóng băng nước biển để tách muối ra khỏi nước”. Ben-Gurion bị nhiệt huyết của nhà khoa học “điên” thuyết phục, quyết định cấp tiền để biến ý tưởng đó thành hiện thực. Kết quả không được mỹ mãn. Dù giá nước lọc từ Địa trung hải đã rẻ hơn 15 lần thì vẫn đắt hơn nước được lấy từ biển hồ nước ngọt Galiee của Israel.

Song cũng từ đó, người Do Thái “nói” bắt đầu chuyển sang “hành động”. Năm 1959, họ thành lập Ban kỹ thuật khử mặn quốc gia, gồm có 13 kỹ sư. Và 13 con người này đã làm thay đổi đất nước. Sau thất bại của phương pháp Zarchin,
họ biết mình cần một cái gì đó đột phá. Thế rồi lần lượt từ cách “Nén hơi cơ học” đến “Chưng cất đa hiệu ứng”, công nghệ khử mặn đã có đà tiến nhảy vọt. Nhưng công nghệ “thẩm thấu ngược”- mới là bước nhảy khổng lồ.

Năm 1960, Sydney Loeb, một ngươi Do Thái gốc Mỹ, đã phát minh ra (từ phòng thí nghiệm của Đại học California) màng RO có thể biến nước lợ thành nước ngọt nhờ có những lỗ kích thước bằng hạt nano, đủ to để nước tinh khiết lọt qua, song cũng đủ nhỏ để ngăn chặn các hạt muối, khoáng chất. Tại Mỹ, ông không thành công cả ở đời tư lẫn trong sự nghiệp. Trở về Israel, ông được ghi danh mình vào lịch sử khi màng RO, tác phẩm của ông, bắt đầu được sử dụng trong nhà máy khử mặn Ashkelon.

Năm 2005, từ nước biển, Ashkelon đã “trình làng” thứ nước ngọt nhất, sạch nhất, trong nhất toàn cõi Israel. Đã thế lại rẻ đến nỗi chính quyền Do Thái đề nghị nhà máy tăng ngay gấp đôi công suất. Sau thành công của Ashkelon, hàng loạt nhà máy khử mặn của người Do Thái dùng màng RO ra đời. Màng RO nổi tiếng đến nỗi bây giờ hầu hết nhà máy khử mặn xây dựng mới trên thế giới đều phải dùng nó.

Năm 2018, mỗi ngày Israel “chắt lọc” được 2 tỷ lit nước ngọt từ biển, cung cấp 94% (từ con số 0) nước sinh hoạt cho người dân của mình. Nước khử mặn đã mở trang mới hồ sơ nước của Israel, khiến quốc gia này trở nên thừa nước, thậm chí có thể dùng nước như một công cụ ngoại giao, mưu cầu hòa bình với các quốc gia láng giềng khát nước.

Khử mặn cũng làm thay đổi tư duy về nước. Nước không còn là sản phẩm của trời, là tài nguyên như than đá, dầu mỏ, mà thuần túy là vấn đề kinh tế. Miễn cứ có tiền, bạn sẽ có nước! Bao nhiêu và như thế nào tùy vào tài khoản của bạn, không phải chắp tay: ”Lạy trời mưa xuống, lấy nước tôi uống…”.

Thời Trung cổ, các nhà “giả kim thuật” đã thất bại trong mọi cố gắng biến chì thành vàng. Thời hiện đại, các nhà “giả nước thuật” đã thành công biến nước biển thành nước ngọt. Với 3/4 bề mặt trái đất là biển, chỉ có khử mặn mới giải quyết được cuộc khủng hoảng nước toàn cầu.