Việt Nam là một nền kinh tế trẻ, có nhiều cơ hội tăng trưởng. Từ khi thực hiện chính sách Đổi mới năm 1986, kinh tế Việt Nam đã có nhiều thay đổi. Thời kỳ đầu mở cửa kinh tế, xuất hiện nhiều doanh nghiệp làm ăn chụp giật tại Việt Nam. Tuy nhiên ngày nay, không còn nhiều doanh nghiệp làm ăn kiểu như vậy nhờ sự thay đổi về tư duy - tư duy ngắn hạn được thay thế bằng tư duy dài hạn.

Hai tập đoàn lớn của Thái Lan là CP và SCG đã trờ thành những thương hiệu thân thuộc đối với người Việt. Bài học thành công được rút ra là họ đã thành công khi hòa mình vào môi trường kinh doanh và xã hội Việt Nam. Còn Central Group và TCC tham gia đầu tư vào thị trường bán lẻ. Các doanh nghiệp Thái Lan đã góp phần vào sự phát triển thịnh vượng của Việt Nam. Thành công của những doanh nghiệp này bắt nguồn từ tư duy dài hạn và mong muốn chân thành là làm thế nào để đồng hành với Việt Nam, chứ không chỉ hiện diện tại đây.

Doanh nghiệp Thái Lan đã tạo ra nhiều bài học thành công tại Việt Nam

Doanh nghiệp Thái Lan đã tạo ra nhiều bài học thành công tại Việt Nam

Theo quan sát của tôi, doanh nghiệp Thái Lan đã cố gắng làm mọi việc trong khả năng để trở thành công dân tốt của Việt Nam. Họ cũng trở thành hình mẫu cho các công ty và nhà đầu tư tiềm năng khác của Thái Lan. Đặc biệt, khi Cộng đồng Kinh tế ASEAN chính thức có hiệu lực, ý tưởng về chủ nghĩa cá nhân ngày càng ít quan trọng hơn trong kinh doanh.

Khởi nghiệp ở bất kỳ đâu cũng sẽ có khó khăn và tại Việt Nam, nhà đầu tư sẽ gặp khá nhiều thử thách song vẫn có thể kiểm soát được. Việt Nam có nhiều cấp, ban, ngành mà nhà đầu tư cần nắm rõ và giữ liên lạc. Dù Việt Nam đang thực hiện cải cách hành chính, nhưng những thay đổi vẫn chưa nhiều. Khi thiết lập doanh nghiệp mới, nhà đầu tư có thể gặp những vấn đề liên quan đến chính quyển, song hoàn toàn có thể kiểm soát được, nếu hoạt động kinh doanh hợp pháp.

Hiểu rõ văn hóa và con người Việt Nam cũng là bài học thành công không kém phần quan trọng khi muốn kinh doanh thành công tại Việt Nam. Có nhiều ví dụ về xung đột giữa người sử dụng lao động nước ngoài và nhân viên. Giống như câu thành ngữ "nhập gia tùy tục", nhà đầu tư nên tìm hiểu về văn hóa và đời sống ở Việt Nam.

Cấp dưới người nước ngoài của tôi thường hỏi vì sao người Việt Nam lại ấn nút thang máy ngược chiều. Nhiều người hay đùa rằng, công ty sản xuất thang máy nên thực hiện nghiên cứu nhận thức của người Việt về cách hoạt động của thang máy. Cần có hướng dẫn sử dụng để chỉ rõ cách thang máy vận hành. Áp một tiêu chuẩn và nhận thức để đánh giá không phải là cách tiếp cận chính xác khi muốn bắt đầu kinh doanh tại Việt Nam. Thay vào đó, doanh nghiệp cần phải hiểu vấn để và cố gắng thay đổi cho tốt hơn.

Về cơ hội kinh doanh và hợp tác, ý tưởng kinh doanh ẩm thực có vẻ hấp dẫn do ngày càng có nhiều người Việt Nam yêu thích ẩm thực Thái Lan. Kinh doanh nhà hàng với các món ăn đặc sản Thái như Tom Yum Koong, Som Tum... không chỉ đem lại giá trị cho doanh nghiệp, mà còn góp phần tăng trưởng khách du lịch đến Thái Lan. Dù văn hóa ẩm thực cùa hai quốc gia có phần khác nhau, nhưng vẫn có nhứng nét tương đồng về hương vị, như sử dụng ớt và các loại gia vị nhiệt đới cho các món án. Do đó, việc quảng bá ẩm thực bản địa Thái Lan tại Việt Nam sẽ là một chiến lược kinh doanh hiệu quả.

Những năm gần đây, phim ảnh Hàn Quốc ngày càng lan tỏa tại Việt Nam và nhiếu bạn trẻ rất cởi mở trong việc học hỏi văn hóa Hàn Quốc. Chính sách xuất khẩu văn hóa Hàn Quốc vào Việt Nam là một bài học thành công. Người dân không chỉ học theo các diễn viên thần tượng về phong cách ăn mặc, mà còn cả ở các sản phẩm họ sử dụng.

Gần đây, phim Thái Lan cũng được phát sóng trên các đài truyển hình Việt Nam, các trang web phim và đã có những thành công ban đầu khi số lượng người học tiếng Thái để dịch phim đang tăng lên. Một lý do đằng sau sự thành công đó có lẽ là sự tương đồng về văn hóa của hai quốc gia. Đây chính là cơ hội cho các nhà làm phim Thái Lan không chỉ xuất khẩu phim, mà còn giới thiệu về văn hóa và lịch sử Thái Lan.

Nhìn chung, điều quan trọng nhất để thành công tại Việt Nam là niềm tin về đất nước và con người. Trong thế hệ tiếp theo, Việt Nam có thể vượt Thái Lan vì tốc độ phát triển nhanh chóng, cũng như cơ cấu dân số trẻ với độ tuổi trung bình 27 tuổi, có tư duy cởi mở và sẵn sàng chi tiêu nhiều hơn, giúp phát triển nền kinh tế. Tại Việt Nam, cơ hội có ở khắp mọi nơi. Liệu bạn có tìm thấy cơ hội cho mình?