Chạy đua với COVID-19

Ngày 4/6, Hà Tĩnh đánh dấu chính thức bước vào cuộc chiến trực diện với COVID-19 khi ghi nhận hai ca dương tính là cặp vợ chồng trở về từ TP. Dĩ An (Bình Dương). Với mối quan hệ rộng cùng lịch trình phức tạp của bệnh nhân, ngành chức năng Hà Tĩnh đã vào cuộc quyết liệt, thần tốc và trách nhiệm, trong đó, việc lấy mẫu xét nghiệm sàng lọc các trường hợp nhiễm COVID-19 là một trong những khâu then chốt giúp phát hiện sớm nguồn lây, truy vết, cách ly, khoanh vùng nhanh gọn, dập dịch triệt để.

việc lấy mẫu xét nghiệm sàng lọc các trường hợp nhiễm COVID-19 là một trong những khâu then chốt giúp phát hiện sớm nguồn lây, truy vết, cách ly, khoanh vùng nhanh gọn, dập dịch triệt để

Việc lấy mẫu xét nghiệm sàng lọc là một trong những khâu then chốt giúp phát hiện sớm nguồn lây, truy vết, cách ly, khoanh vùng nhanh gọn, dập dịch triệt để

Do vậy, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Tĩnh đã nhanh chóng huy động các cán bộ chuyên môn từ các khoa, phòng thành lập tổ lấy mẫu xét nghiệm COVID-19.

Chị Nguyễn Thị Hạnh, Trưởng khoa xét nghiệm Cân lâm sàng, CDC Hà Tĩnh cho hay, quy trình thực hiện lấy mẫu xét nghiệm đến khi ra kết quả một cách chính xác cần nhiều thời gian và công sức của các cán bộ, nhân viên y tế. Dù là trong phòng xét nghiệm hay xuống vùng dịch tễ, họ thường xuyên phải đối mặt với nguy cơ lây nhiễm cao.

Khi ở phòng xét nghiệm, nhân viên y tế phải thường xuyên “ẩn mình” trong bộ đồ bảo hộ màu xanh kín mít từ đầu xuống chân, lặng lẽ thực viện việc phân tách, chiết mẫu bệnh phẩm trong phòng áp lực âm. Còn khi xuống vùng dịch tễ lấy mẫu, họ sẽ đứng đối diện với bệnh nhân để đưa tăm bông vào vùng hầu họng, vùng mũi. Những động tác này dễ kích thích ho, hắt xì,…có nguy phát tán virus ra ngoài, gây nguy hiểm cho lực lượng làm nhiệm vụ.

những người “thợ săn” này phải khoác lên mình chiếc áo bảo hộ kín mít từ chân lên đầu

Dù trời nắng đổ lửa, những "chiến binh" này vẫn phải khoác lên mình chiếc áo bảo hộ kín mít từ chân lên đầu

Vất vả, nguy hiểm nhưng không làm chùn bước các nhân viên y tế, họ làm việc với phương châm nhanh, gọn, kịp thời và chính xác. Mỗi khi ghi nhận ca dương tính trong cộng đồng, lực lượng này ngay lập tức được huy động xuyên đêm lấy mẫu cho người dân trong khu vực có ca bệnh. Chỉ cần chậm trễ vài giây, COVID-19 có thể phát tán ra cộng đồng rất nhanh chóng.

Giữa tiết trời Hà Tĩnh tháng 6 nắng như đổ lửa, những người “thợ săn” này phải khoác lên mình chiếc áo bảo hộ kín mít từ chân lên đầu, ai cũng mồ hôi ướt sũng, mặt đỏ gay, choáng váng, sốc nhiệt. “Có những lúc mệt mỏi, toàn bộ cơ thể như muốn gục xuống nhưng thấy người dân kiên nhẫn xếp hàng đợi cả đêm với ánh mắt hoang mang, lo lắng, chúng tôi tự nhủ phải cố gắng đến người cuối cùng mới được dừng lại”, chị Dương, một nhân viên CDC Hà Tĩnh cho hay.

Gác việc riêng, sẵn sàng lên đường

Ngoài việc truy vết, lấy mẫu, khoa Cận lâm sàng CDC còn có nhiệm vụ thực hiện xét nghiệm nên lượng công việc rất nhiều. “Gần 1 tháng nay, tôi cũng các nhân viên trong khoa chưa có một giây phút nghỉ ngơi cùng gia đình, ai cũng phải làm bằng 200% sức lực mới kịp tiến độ. Công việc nhiều, mọi người chủ yếu ở lại cơ quan, hôm nào về được thì cũng là lúc đồng hồ điểm 1 - 2 giờ sáng, rồi sớm lại tất bật vào cơ quan để làm tiếp công việc. Con cái hầu hết đều phải gửi lại ông bà hoặc gia đình nào con lớn thì tự chăm sóc lẫn nhau”, chị Hạnh chia sẻ.

phân chia ra thành nhiều nhóm, mỗi nhóm từ 4 - 6 người, luân phiên nhau vào phòng xét nghiệm

Các nhân viên được phân chia ra thành nhiều nhóm, mỗi nhóm từ 4 - 6 người, luân phiên nhau vào phòng xét nghiệm

Khoa Cận lâm sàng hiện có 16 nhân viên, đa số đều là nữ giới. Việc xét nghiệm đòi hỏi phải làm nhanh và chính xác để kịp thời phát hiện các ca bệnh trước khi COVID phát tán, lây lan rộng. Để nhân viên cấp dưới không phải làm việc quá sức, chị Hạnh phân chia ra thành nhiều nhóm, mỗi nhóm từ 4 - 6 người, luân phiên nhau vào phòng xét nghiệm. Mỗi nhóm làm việc từ 2 - 3 tiếng, hoàn thành xong kết quả xét nghiệm thì nhóm khác vào thay ca.

Với đặc thù nhân viên đa số đều là cán bộ nữ trẻ, chị Hạnh cho hay, các chị em hầu hết đều đang còn vất vả, người thì con nhỏ, người lại đang cho con bú... “Đặc biệt trong khoa có chị Nguyễn Thị Phương Thanh vừa con nhỏ, mẹ lại đang mắc bệnh ung thư nhưng khi nhận lệnh điều động, chị phải gác lại chuyện riêng, gửi con về nhờ mẹ chăm sóc để lên đường làm nhiệm vụ”, chị Hạnh chia sẻ.

Mỗi lúc mệt mỏi, họ chỉ ngả lưng lên ghế chợp mắt một chút rồi dậy tiếp tục công việc

Mỗi lúc mệt mỏi, họ chỉ ngả lưng lên ghế chợp mắt một chút rồi dậy tiếp tục công việc

Chị Thanh chia sẻ: “Khi nhận lệnh lên đường, tôi vội vàng gửi con về nhờ bà ngoại chăm sóc rồi vơ vài bộ quần áo bởi tôi biết cuộc chiến lần này sẽ không dễ dàng. Từ hôm có dịch đến giờ, tôi chưa một lần được về thăm con và thăm bà ngoại. Mỗi giây phút nghỉ ngơi tôi tranh thủ gọi về hỏi thăm bà cháu, cả nhà động viên nhau cùng cố gắng. Những ngày thức đêm hôm liên tục làm các mẫu xét nghiệm cho kịp thời gian mà mệt lả người. Nhiều hôm mệt quá ngả ghế chợp mắt một chút lại tiếp tục dậy làm việc”.

Hiện nay, tình hình dịch bệnh trên địa bàn Hà Tĩnh đã cơ bản được khống chế. Những “chiến binh áo trắng” đã có được giây phút nghỉ ngơi sau những ngày căng thẳng, mệt mỏi. Khi được hỏi niềm vui lớn nhất trong những ngày chống “giặc” dịch COVID là gì? họ đều cho rằng: “Niềm vui duy nhất có thể khiến mọi mệt nhọc đều tan biến đó là khi nghe tin các F1, F2, F3... đều âm tính”.