Để giảm bớt khó khăn và chia sẻ với những người lao động trở về địa phương đang thực hiện cách ly tập trung. Bếp ăn tình nguyện của Trung tâm đào tạo bóng đá trẻ Thanh Hóa hỗ trợ nấu 500 suất ăn mỗi ngày đưa đến địa phương có khu cách ly tập trung.

nkm

Chị Lê Thị Luyến, tình nguyện viên tại bếp ăn đang nhặt rau chuẩn bị cho các suất cơm chiều

Chị Lê Thị Luyến, tình nguyện viên phục vụ tại bếp ăn tình nguyện của Trung tâm đào tạo bóng đá trẻ tỉnh Thanh Hóa cho biết, chị đến đây hỗ trợ làm cũng được 2 ngày, hàng ngày mọi người đến đây chuẩn bị đồ, phân công đi chợ, dọn dẹp từ rất sớm.

Tình nguyện viên ở đây không chỉ có phụ nữ mà còn có cả thanh niên, đoàn viên...số lượng giao động từ 10 đến 20 người. "Chúng tôi chuẩn bị mỗi ngày khoảng 500 suất, có đầy đủ hoa quả tráng miệng, 1 chai nước, 2 món mặn, rau xào và canh, ngoài ra có cháo cho trẻ nhỏ. Khẩu phần dinh dưỡng được thay đổi theo bữa đảm bảo dinh dưỡng và ATVSTP", chị Luyến nói.

mnm

Tại bếp ăn tình nguyện công việc được mọi người sắp xếp chu đáo cũng như đảm bảo công tác phòng chống dịch

Được biết, bếp ăn được khởi động nấu đến nay đã bước sang ngày thứ 5, mỗi ngày nấu khoảng 500 suất cơm cho 4 đến 5 đơn vị khu cách ly tại các huyện Quảng Xương, Nông Cống. Kinh phí mỗi suất ăn từ 25.000 đến 30.000 đồng, số tiền ban đầu là của của Ban lãnh đạo Trung tâm sau đó được sự ủng hỗ của các mạnh thường quân cùng với toàn thể Nhân dân quyên góp bằng tiền mặt hoặc các nhu yếu phẩm mà tình nguyện viên mang tới.

mnm

Những suất cơm được các chị tình nguyện viên gói gém cận thận

Vào các khung giờ cố định, các tình nguyện viên phân công thực hiện các công đoạn như chuẩn bị, chế biến, nấu, chia khẩu phần, vận chuyển các suất cơm đến các khu cách ly tập trung bảo đảm khoảng cách và công tác phòng, chống dịch.

jnm

Các suất cơm "nghĩa tình" tiếp thêm sức mạnh để công dân gặp khó khăn khi về địa phương phải ở khu cách ly

Anh Lê Thanh Hoàn, Chủ tịch cổ động viên bóng đá Thanh Hóa cho biết: "Nhận thấy người dân từ các tỉnh phía Nam về quê tránh dịch từ những ngày trước đó ngày càng nhiều, ở các khu tập trung trên địa bàn tỉnh. Gánh nặng để đảm bảo an toàn phòng chống dịch cũng như đảm bảo cho người dân từ vùng dịch trở về địa phương tại các khu cách ly tập trung đối với địa phương là rất lớn. Chính vì điều đó mình đã họp bàn các anh em và xin ý kiến của Chủ tịch Câu lạc bộ bóng đá Thanh Hóa. Chủ tịch đồng ý là anh em mình chung nhau góp tiền, góp sức là làm thôi".

nmnk

các tình nguyện viên chở các suất cơm đến khu tập trung giao cho tổ công tác đưa vào cho công dân trong khu cách ly

Cũng theo anh Hoàn, thấy việc làm thiết thực của các anh chị em tại bếp ăn tình nguyện đến nay, nhóm đã nhận được sự đóng góp đông đảo của các tình nguyện viên, các mạnh thường quân. Với 40 triệu tiền mặt và 1,2 tấn gạo và nhiều nhu yếu phẩm khác, cùng với 1 đơn vị phụ vụ tài trợ cháo cho các cháu nhỏ, dự kiến ban đầu bếp ăn tình nguyện sẽ hoạt động đến 30 ngày, còn nếu phải hỗ trợ thêm trong thời gian tới bếp ăn cũng luôn sẵn sàng hỗ trợ người dân.

"Các tình nguyện viên mong rằng cùng cả nước đồng lòng chống dịch, san sẻ bớp gánh nặng của những người tại các tuyến đầu chống dịch như hiện nay", anh Hoàn chia sẻ thêm.

đ

Sau khi bếp ăn tình nguyện được khởi động nhận được rất nhiều sự quan tâm của các tình nguyên viên còn trẻ góp sức chung tay