Theo Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ: “Tự chủ đại học không có nghĩa là các trường đại học phải hoàn toàn “tự túc”, “tự bơi” về mặt tài chính mà là các trường được chủ động hơn về mọi mặt, trong đó có các quyết định về tài chính”.

p/Cơ chế tự chủ đại học đóng vai trò quan trọng để các trường phát huy nội lực và khả năng sáng tạo, đẩy mạnh chất lượng giáo dục đào tạo. (Sinh viên Khoa Điện tử viễn thông, trường Đại học Tôn Đức Thắng. Ảnh: Phương Vy)

Cơ chế tự chủ đại học đóng vai trò quan trọng để các trường phát huy nội lực và khả năng sáng tạo, đẩy mạnh chất lượng giáo dục đào tạo. (Sinh viên Khoa Điện tử viễn thông, trường Đại học Tôn Đức Thắng. Ảnh: Phương Vy)

Vẫn thói quen trông chờ “bầu sữa ngân sách”

Tuy nhiên, việc cắt giảm ngân sách tại nhiều trường đại học và tự tạo thói quen “tự túc” là đương nhiên. Bởi vì ngay cả những trường được nhà nước hỗ trợ ngân sách cũng không phải được nhận 100% như trước đây. Nhà nước chỉ hỗ trợ một phần ngân sách, còn lại trường cũng phải tự lo thông qua hình thức đấu thầu hoặc các đơn đặt hàng để có được khoản tài trợ ngân sách. Khi các trường đại học đã tự chủ về đào tạo, mục tiêu phát triển, nội dung chương trình… thì cũng phải tự chủ về tài chính. Vì nếu không tự chủ về tài chính thì sẽ không chủ động được đào tạo, nghiên cứu khoa học.

Từ trước đến nay, hầu hết các trường công lập đều được nhà nước bao cấp 100%. Như vậy, từ chỗ “không phải lo lắng” gì về tài chính khi cứ việc xin tiền từ ngân sách nhà nước. Theo kế hoạch hàng năm ngân sách “rót” xuống một khoản nhất địnhh để các trường “rủng rỉnh” chi tiêu. Và bây giờ xu thế đã thay đổi, các trường dần phải tự lo hoặc tự lo một phần thì có rất nhiều trường cảm thấy “hụt hẫng”. Thứ nhất do tâm lý ngại thay đổi. Thứ hai, từ trước đến nay các trường đều dùng tiền ngân sách nhà nước, bây giờ phải tự hoạch toán khiến các trường không khỏi lo lắng. Thứ ba, để có được nguồn thu sẽ nảy sinh một vấn đề cơ bản.

Giải pháp từ hợp tác công tư

Hợp tác công tư trong lĩnh vực giáo dục cũng giống như các lĩnh vực khác, đó là phải có quy định rõ ràng cái gì là công và cái gì là tư. Đối với các trường đại học, phải xác định trường nào nhà nước coi là trường công và có hỗ trợ ngân sách đến mức bao nhiêu. Khi đã có hợp tác công – tư thì phải thông qua đấu thầu. Trong quá trình đấu thầu, bên nào bỏ thầu hợp lý và đảm bảo chất lượng thì khi đó sẽ thắng thầu.

Trong các hợp đồng phải rõ ràng, lấy chất lượng và hiệu quả của đầu ra để xem xét việc hợp tác công tư giữa nhà nước với các trường đại học. Từ đó sẽ làm cho nền giáo dục đại học của chúng ta sẽ tương đồng với các quốc gia khác trên thế giới, đặc biệt để các nước công nhận chất lượng bằng đại học của Việt Nam.

Việc hợp tác công tư trong giáo dục sẽ góp phần đổi mới quá trình đào tạo, thu hẹp hoặc mở rộng các ngành nghề đào tạo phù hợp với yêu cầu quản lý, cũng như cuộc cách mạng 4.0. Vì chỉ trong vòng 10 năm tới, khi 4.0 phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam, rất có thể nhiều ngành nghề các trường đang đào tạo sẽ bị “ế ẩm”.