>> Nga bất ngờ thay đổi chiến thuật tấn công Ukraine

Mỹ đã cung cấp nhiều khí tài cho Ukraine kể từ khi chiến sự Nga- Ukraine nổ ra cuối 2/2022. Ảnh: AP

Mới đây, những thành viên cấp tiến của đảng Dân chủ đã gửi một bức thư cho Tổng thống Joe Biden, kêu gọi Nhà Trắng cân bằng giữa hoạt động chuyển giao vũ khí cho Ukraine với nỗ lực ngoại giao với Nga để tìm kiếm lệnh ngừng bắn.

Trong thư, các nghị sĩ đảng Dân chủ cho biết họ hiểu khó khăn khi đàm phán với Nga, nhưng nói thêm rằng "nếu có cách chấm dứt chiến tranh trong khi vẫn đảm bảo một Ukraine tự do, độc lập và trách nhiệm của Mỹ thì phải nỗ lực thực hiện mọi phương án".

Trong khi đó, Hạ nghị sĩ Kevin McCarthy bang California, người được cho là sẽ trở thành Chủ tịch Hạ viện mới nếu đảng Cộng hòa giành chiến thắng, đã đe dọa sẽ cắt giảm các gói hỗ trợ tương lai của Mỹ cho Ukraine. Tương tự, một số Nghị sĩ thuộc Đảng Cộng hòa cũng đã bày tỏ những lo ngại về tương lai cuộc chiến và cho rằng, Washington cần tập trung hơn nữa vào các vấn đề nội bộ, thay vì dốc sức hỗ trợ Ukraine. 

Trong một cuộc khảo sát của Trung tâm Nghiên cứu Pew vào tháng trước, 20% người dân Mỹ cho rằng Washington đang cung cấp quá nhiều sự hỗ trợ cho Ukraine, tăng so với con số 12% hồi tháng 5 và 7% hồi tháng 3/2022. 32% thành viên đảng Cộng hòa cho rằng Mỹ đang hỗ trợ quá nhiều cho Ukraine, trong khi con số này ở đảng Dân chủ là 11%. Khoảng 40% thành viên đảng Cộng hòa tham gia khảo sát nói rằng Mỹ đang làm những điều đúng đắn nhưng chưa đủ, trong khi 65% thành viên đảng Dân chủ nhất trí với quan điểm này.

>> Chiến sự Nga- Ukraine: Bên nào chiếm lợi thế tại Kherson?

Không quân Mỹ chuyển thiết bị quân sự viện trợ cho Ukraine lên phi cơ vận tải ở căn cứ không quân Yokota, Tokyo, Nhật Bản, ngày 16/3. Ảnh: AFP.

Không quân Mỹ chuyển thiết bị quân sự viện trợ cho Ukraine ở căn cứ không quân tại Nhật Bản. Ảnh: AFP.

Bên cạnh đó, khảo sát của Trafalgar Group cũng cho thấy 40,3% những người được khảo sát ủng hộ việc gửi “vũ khí và tiền” cho Ukraine và 30,5% ủng hộ việc gửi cho họ “vũ khí nhưng không có tiền”. Chỉ có 24,9% nói rằng "không gửi gì cả".

"Người Mỹ muốn tiếp tục giúp Ukraine, nhưng khi nhìn vào các con số, các cử tri tin rằng Mỹ đang gánh vác gánh nặng hỗ trợ Ukraine và họ dường như đang đặt câu hỏi tại sao chúng ta lại gửi hàng tỷ USD ra nước ngoài trong khi nền kinh tế Mỹ lại đang lún sâu hơn vào suy thoái", chuyên gia phân tích Mark Meckler tại Mỹ nhận định.

Ông cũng cho biết thêm: "Sẽ có lợi hơn cho đảng Dân chủ trong cuộc bầu cử giữa kỳ khi Tổng thống Biden đưa ra một sứ mệnh và vai trò được xác định rõ ràng trong việc hỗ trợ của Hoa Kỳ đối với Ukraine, đồng thời cam kết rằng, đây không phải một cuộc xung đột không bao giờ kết thúc, làm tiêu hao tài nguyên của Mỹ và làm gia tăng nợ quốc gia".

Giới quan sát nhận định những gợn sóng phản đối sự ủng hộ "vô tận" của Mỹ trong xung đột ở Ukraine đang lớn dần ở cả hai đảng ngay trước thềm bầu cử giữa kỳ. Trong trường hợp đảng Cộng hòa giành chiến thắng tại Hạ viện, các gói hỗ trợ của Mỹ cho Ukraine trong tương lai nhiều khả năng sẽ không được thông qua dễ dàng.

Hiện nay, cuộc chiến tại Ukraine đang đứng trước thời điểm chuyển biến quan trọng khi nhiều ý kiến cho rằng, hai bên đang chuẩn bị cho một cuộc giao tranh lớn tại Kherson. Do đó, theo Tobias Ellwood, người đứng đầu Ủy ban quốc phòng tại Quốc hội Anh, cho biết bất kỳ động thái chậm viện trợ vũ khí từ phương Tây, đặc biệt là Mỹ, đều sẽ làm “thay đổi cuộc chơi” và có thể khiến cục diện cuộc chiến trở nên căng thẳng hơn. 

"Điều quan trọng đối với thành công của Ukraine là dòng vũ khí của Mỹ. Điện Kremlin không muốn gì hơn ngoài việc Hạ viện mới của Mỹ sẽ cắt giảm ngân quỹ cho các loại vũ khí mà Ukraine phụ thuộc. Nếu Mỹ rút lui, Tổng thống Nga Putin có thể giành lấy chiến thắng một cách nhanh chóng. Điều này cũng đồng nghĩa với sự bất ổn gia tăng hơn ở châu Âu", ông Ellwood nhấn mạnh.

Trước mắt, Mỹ vẫn đang nỗ lực viện trợ vũ khí cho Ukraine trước khi mùa đông đến. Truyền thông Mỹ đưa tin, Washington đang chuẩn bị một gói hỗ trợ quân sự mới trị giá 275 triệu USD cho Ukraine để tăng cường phản công nhằm đẩy lùi lực lượng Nga.

Theo nguồn tin, gói hỗ trợ này dự kiến sẽ bao gồm đạn dược cho hệ thống tên lửa pháo binh cơ động cao (HIMARS). Mỹ cũng đang xem xét gửi các hệ thống phòng không HAWK từ kho dự trữ đến Ukraine nhằm giúp nước này chống lại các máy bay không người lái và tên lửa hành trình của Nga.