Chiều nay (23/7), Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức Toạ đàm “Nhận diện đa cấp bất chính – Hành lang pháp lý thúc đẩy bán hàng đa cấp tại Việt Nam”.

Toạ đàm “Nhận diện đa cấp bất chính – Hành lang pháp lý thúc đẩy bán hàng đa cấp tại Việt Nam”do Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức chiều ngày 23/7.

Toạ đàm “Nhận diện đa cấp bất chính – Hành lang pháp lý thúc đẩy bán hàng đa cấp tại Việt Nam”do Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức chiều ngày 23/7.

Phát biểu tại tọa đàm, ông Trịnh Anh Tuấn - Phó Cục trưởng Cục Cạnh tranh và Bảo vệ Người tiêu dùng (Bộ Công Thương) cho biết hoạt động bán hàng đa cấp lần đầu tiên được Luật hóa vào năm 2004, trong Luật Cạnh tranh 2004. Sau đó các quy định này được ban hành trong Nghị định 116/2005/NĐ-CP hướng dẫn Luật Cạnh tranh.

Dẫn nguồn kết quả của Bộ Công Thương, ông Tuấn cho biết, thời gian vừa qua nhưng tổng doanh thu của nghành hoạt động đa cấp vẫn tăng trưởng trong 4 năm vừa qua giai đoạn 2016 - 2017 đạt khoảng 8.000 tỷ/năm, năm 2018 đạt hơn 10 ngàn tỷ đồng/năm, năm 2019 là khoảng 12 ngàn tỷ đồng (theo kết quả báo cáo từ Bộ Công Thương).

Tuy nhiên, ông Tuấn nhấn mạnh hoạt động bán hàng của doanh nghiệp kinh doanh đa cấp chân chính hiện nay đang bị ảnh hưởng bởi các doanh nghiệp làm ăn không chân chính.

Ông Trịnh Anh Tuấn - Phó Cục trưởng Cục Cạnh tranh và Bảo vệ Người tiêu dùng, Bộ Công thương.

Ông Trịnh Anh Tuấn - Phó Cục trưởng Cục Cạnh tranh và Bảo vệ Người tiêu dùng, Bộ Công Thương

Về dấu hiệu nhận biết doanh nghiệp đa cấp bất chính, ông Tuấn cho biết theo quy định tại Nghị định 40/2018/NĐ-CP (Nghị định 40) của Chính phủ về quản lý hoạt động bán háng đa cấp thì chỉ có những doanh nghiệp kinh doanh đa cấp chuyên nghiệp, bài bản, có năng lực, đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn mới có thể được cấp giấy phép và tiếp tục tham gia hoạt động. Các công ty bán hàng đa cấp đã và đang tuân thủ nghiêm túc hành lang pháp lý này trong các hoạt động kinh doanh của mình cũng như trong việc quản lý người tham gia.

Các doanh nghiệp bán hàng đa cấp phải có giấy chứng nhận của Bộ Công Thương và phải có vốn điều lệ từ 10 tỷ đồng trở lên. Chúng tôi công khai danh sách 22 doanh nghiệp bán hàng đa cấp chân chính nên nếu muốn kiểm tra doanh nghiệp bán hàng đa cấp có phải là doanh nghiệp bán hàng đa cấp bất chính hay không thì mọi người hoàn toàn có thể kiểm tra”, ông Tuấn nói.

Ngoài ra, các doanh nghiệp kinh doanh đa cấp sẽ chỉ được bán các loại hàng hóa nhất định chứ không được phép huy động vốn, đặc biệt là huy đinh-sử dụng mô hình huy động vốn bằng tiền ảo.

Ngoài ra, doanh nghiệp kinh doanh đa cấp phải có mẫu hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp; quy tắc hoạt động; kế hoạch trả thưởng; chương trình đào tạo cơ bản rõ ràng, minh bạch và phù hợp với quy định tại Nghị định 40/2018/NĐ-CP.

Đồng thời, doanh nghiệp kinh doanh đa cấp phải có hệ thống công nghệ thông tin quản lý mạng lưới người tham gia bán hàng đa cấp; trang thông tin điện tử để cung cấp thông tin về doanh nghiệp và hoạt động bán hàng đa cấp của doanh nghiệp.

Hệ thống công nghệ thông tin quản lý mạng lưới người tham gia bán hàng đa cấp phải được vận hành trên máy chủ đặt tại Việt Nam. Bao gồm các thông tin cơ bản về người tham gia bán hàng đa cấp như sau: Thông tin cơ bản về người tham gia bán hàng đa cấp; thông tin về hợp đồng bán hàng đa cấp; thông tin về lịch sử mua hàng của người tham gia bán hàng đa cấp;…

Cùng với đó, trang thông tin điện tử của doanh nghiệp kinh doanh bán hàng đa cấp phải có những nội dung cơ bản sau: Các tài liệu về hoạt động bán hàng đa cấp của doanh nghiệp; thông tin về hàng hóa kinh doanh theo phương thức kinh doanh bán hàng đa cấp; thông tin về doanh nghiệp kinh doanh bán hàng đa cấp…

Đồng thời, Nghị định 40 cũng đã bổ sung thêm nhiều hành vi cấm đối với doanh nghiệp bán hàng đa cấp như: Thực hiện khuyến mại sử dụng mạng lưới gồm nhiều cấp, nhiều nhánh mà trong đó người tham gia chương trình khuyến mại có nhiều hơn một vị trí, mã số; Tổ chức các hoạt động trung gian thương mại nhằm phục vụ cho việc duy trì, mở rộng và phát triển mạng lưới bán hàng đa cấp; Chấp thuận đơn từ bỏ một phần hoặc toàn bộ quyền lợi theo quy định của người tham gia bán hàng đa cấp; Kinh doanh theo phương thức đa cấp đối với các đối tượng không được phép; Không sử dụng hệ thống quản lý người tham gia bán hàng đa cấp đã đăng ký với cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp….

Nên nếu doanh nghiệp nào thực hiện những hoạt động này thì đó là doanh nghiệp kinh doanh đa cấp bất chính, người tiêu dùng hoàn toàn có thể biết”, ông Tuấn nhấn mạnh.