Tại Nhật Bản, trước thềm Hội nghị Thượng đỉnh nhóm các nền kinh tế hàng đầu thế giới G7 dự kiến được tổ chức vào cuối năm nay, chủ đề thu hút sự quan tâm của các nhân vật cấp cao tại cả Đảng Dân chủ Tự do cầm quyền và Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) chính là việc quốc gia này cần phải tạo ra được một đồng tiền kỹ thuật số.

Một Yen kỹ thuật số sẽ là một công cụ khác cho ngân hàng trung ương Nhật Bản để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Một đồng Yen kỹ thuật số sẽ là một công cụ giúp Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BOJ) thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Việc thông qua một DC (Digital Curency) sẽ mang lại lợi ích to lớn cho ngành dịch vụ tài chính Nhật Bản, cũng như cung cấp một công cụ khác để BOJ nới lỏng chính sách tiền tệ hơn nữa. Ngoài ra, giới chính trị gia Nhật Bản cũng tin rằng nếu DC được thông qua sẽ mang lại nhiều lợi ích địa chính trị.

Trên thực tế, nhiều người cho rằng họ đã quen với các phương thức biểu hiện kỹ thuật số khác nhau của tiền tệ. Tuy nhiên, DC là loại tiền tệ thực tế chỉ tồn tại dưới dạng kỹ thuật số và được lưu trữ trên cơ sở dữ liệu công khai của các máy tính được kết nối với nhau.

Tất cả các đơn vị tiền tệ đều mang một địa chỉ cơ sở dữ liệu cụ thể, gần giống với số series của tờ tiền giấy và trên lý thuyết, mọi cá nhân có máy tính đều có thể tiếp cận đồng tiền điện tử của mọi nền kinh tế. Công nghệ ngày nay và việc sử dụng rộng rãi các thiết bị thông minh cầm tay có thể cung cấp một giải pháp thay thế hiệu quả hơn nhiều so với tiền mặt truyền thống. 

Trên thực tế, các tổ chức tài chính Nhật Bản đã và đang đầu tư mạnh vào quá trình chuyển đổi kỹ thuật số này nhưng kết quả vẫn chưa được như mong đợi. Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản đã đưa ra dự đoán thiệt hại kinh tế tiềm ẩn có thể lên tới 12 nghìn tỷ yên (109 tỷ USD) mỗi năm sau năm 2025 nếu các công ty Nhật Bản không thực hiện thành công quá trình chuyển đổi kỹ thuật số này.

ATM không còn cần thiết, với chi phí tiết kiệm lớn đặc biệt là cho các ngân hàng.

Nếu có thể cắt giảm được tối đa hệ thống ATM thì sẽ tiết kiệm được khá nhiều chi phí cho các ngân hàng

Những dự đoán này không phải không có lý. Chẳng hạn vào năm 2019, MUFG Bank - ngân hàng lớn nhất của Nhật Bản tính theo giá trị tài sản, đã bị lỗ 853 triệu USD sau khi Ngân hàng này hủy bỏ kế hoạch nâng cấp CNTT đối với các hệ thống xử lý thanh toán thẻ tín dụng của mình.

Trong bối cảnh đó, việc giới thiệu một DC sẽ là một động thái quan trọng để giảm đáng kể chi phí hoạt động đối với các công ty dịch vụ tài chính Nhật Bản. DC sẽ cắt giảm chi phí theo hai cách chính. 

Đầu tiên, cơ sở hạ tầng công nghệ được xây dựng xung quanh các công đoạn liên quan trực tiếp đến tiền mặt, chẳng hạn như hệ thống ATM và các giao dịch viên ngân hàng. Nếu có thể cắt giảm được tối đa hệ thống này, thì sẽ tiết kiệm được khá nhiều chi phí cho các ngân hàng.

Ngoài ra, các đơn vị tiền kỹ thuật số sẽ tự động hóa một số quy trình ngân hàng, chẳng hạn như chuyển khoản thanh toán, thanh toán bảo mật, báo cáo tài chính. Khi đó, giao dịch qua CBDC sẽ là một lợi ích tài chính trực tiếp cho toàn bộ hệ sinh thái tài chính của Nhật Bản.

Ở cấp độ vĩ mô, việc đưa vào vận hành một DC có thể giúp BOJ tăng tốc độ trao đổi trong nền kinh tế, vì tiền kỹ thuật số giao dịch dễ dàng hơn so với tiền vật chất kiểu cũ. Tiền được trao đổi càng nhanh trong một nền kinh tế, càng có nhiều hoạt động kinh tế được hỗ trợ. Điều này có nghĩa rằng đồng Yên kỹ thuật số sẽ là một công cụ khác để BOJ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Tuy nhiên, những lời hoa mỹ từ các chính trị gia Nhật Bản không phải là về những cải tiến hữu hình mà một DC có thể mang lại cho nền kinh tế, mà là về tầm quan trọng của nó trong việc duy trì sự ổn định kinh tế toàn cầu và chống lại mối đe dọa tiềm tàng của một DC do Trung Quốc phát hành. 

Giới chức Nhật Bản lo ngại rằng một đồng Nhân dân tệ kỹ thuật số có thể trở thành đồng tiền thực tế cho thương mại quốc tế, đặc biệt là ở Đông Nam Á. Điều này sẽ mang lại cho Trung Quốc nhiều đầu mối kinh tế và chính trị hơn các nước láng giềng và giúp quốc gia tỷ dân “ngồi chiếu trên” trong các cuộc đàm phán thương mại với các cường quốc toàn cầu khác.

Với đồng tiền này, Nhật Bản sẽ có các đối sách để chống lại những nguy cơ của tiền ảo đối với chính sách tiền tệ quốc gia, dịch vụ chuyển tiền xuyên biên giới nhằm chi phối và thao túng tiền tệ trên thế giới.

Đồng thời, mục đích đồng tiền này cũng có sự khác biệt, giúp Chính phủ Nhật Bản đối trọng với các thách thức lớn đến từ những thế lực mới như Libra, mà ẩn chứa đằng sau là sức mạnh của đồng USD.