Mức phí hạ tầng cảng biển tại TP HCM sẽ áp dụng từ ngày 1/7 thấp nhất là 15.000 đồng/tấn và cao nhất 4,4 triệu đồng/tấn, tùy theo chủng loại hàng hóa và container.

Đối với hàng hóa nhập khẩu, hàng hóa xuất khẩu mở tờ khai ngoài TP.HCM, sẽ áp dụng mức 500.000 đồng/cont đối với container 20ft; 1 triệu đồng/cont đối với container 40ft và 30.000 đồng/tấn đối với hàng lỏng, hàng rời không đóng trong container.

Đối với hàng hóa nhập khẩu, hàng hóa xuất khẩu mở tờ khai ngoài TP.HCM, sẽ áp dụng mức 500.000 đồng/cont đối với container 20ft; 1 triệu đồng/cont đối với container 40ft và 30.000 đồng/tấn đối với hàng lỏng, hàng rời không đóng trong container.

Đại diện nhiều hội ngành nghề cho biết đang trông chờ phản hồi từ Chính phủ, UBND TP, bởi theo các doanh nghiệp, thực tế các chi phí tăng thêm trong khâu vận chuyển, logistics… cuối cùng đều đẩy về doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh, xuất nhập khẩu nên việc áp dụng thu phí hạ tầng cảng biển lúc này là dồn thêm gánh nặng cho doanh nghiệp.

Trao đổi với phóng viên Diễn đàn Doanh nghiệp, đại diện Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) cho biết vừa có công văn gửi Văn phòng Chính phủ, Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính, Bộ Tư pháp, Bộ Công thương về một số kiến nghị sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật gây vướng mắc, ách tắc, cản trở hoạt động đầu tư, kinh doanh. Trong đó, có bất cập trong việc thu phí sử dụng công trình kết cấu hạ tầng cảng biển tại thành phố Hồ Chí Minh.

Theo đó, Nghị quyết 10/2020/NQ-HĐND về ban hành mức thu phí sử dụng công trình kết cấu hạ tầng cảng biển trên địa bàn TP HCM quy định, đối với hàng xuất nhập khẩu mức thu phí đối với container 20’ là 250.000 đồng, container 40’ là 500.000 đồng, đối với hàng lỏng, hàng rời là 15.000 đồng/tấn. Đặc biệt, đối với hàng hoá xuất khẩu mở tờ khai ngoài địa bàn thành phố sẽ áp dụng mức phí gấp đôi mức kể trên.

“Chúng tôi nhận định điều này gây khó khăn, thậm chí bức xúc cho các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp dệt may nói riêng trong điều kiện dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp và ảnh hưởng nghiêm trọng tới hoạt động của doanh nghiệp. Cùng với đó, điều này đặc biệt làm khó các doanh nghiệp mở tờ khai ngoài địa bàn thành phố”, đại diện VITAS nhận định. 

Đối với hàng tạm nhập tái xuất, hàng gửi kho ngoại quan, hàng quá cảnh, hàng chuyển khẩu, áp dụng mức thu 50.000 đồng/tấn đối với hàng lỏng, hàng rời không đóng trong container; 4,4 triệu đồng/cont với container 40ft và 2,2 triệu đồng/cont với container 20ft.

Đồng thời kiến nghị, Nhà nước có ý kiến để TP HCM tạm dừng thu phí trong điều kiện dịch bệnh. Mức thu phí và thời gian bắt đầu cũng như kết thúc thu phí phải hợp lý đảm bảo thực hiện nguyên tắc “cơ bản bù đắp chi phí đã đầu tư” cảu Luật Phí và Lệ phí, cũng như không tạo ra bất bình đẳng giữa các doanh nghiệp mở tờ khai tại thành phố hay ngoài thành phố Hồ Chí Minh.

Cùng quan điểm, ông Chu Tiến Dũng, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TP HCM, cho biết đã kiến nghị UBND TP xem xét hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn trong giai đoạn dịch Covid-19 bùng phát trên diện rộng, gây ảnh hưởng nặng nề lên hoạt động sản xuất - kinh doanh, xuất khẩu của hầu hết doanh nghiệp. Trong đó, kiến nghị thành phố xem xét giãn thời hạn áp dụng thu phí cảng biển, giảm phí cho các trạm thu phí trên địa bàn.

"Đồng ý là đã đầu tư thì phải thu phí nhưng trong lúc doanh nghiệp khó khăn vì dịch Covid-19, chi phí logistics còn rất cao như hiện nay thì cần có sự linh hoạt điều chỉnh để hỗ trợ doanh nghiệp", ông Chu Tiến Dũng nêu quan điểm.

Trước đó, vào cuối tháng 4, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản (VASEP) cũng có gửi Bộ Tư pháp một loạt kiến nghị, trong đó, có đề nghị Bộ Tư pháp báo cáo Chính Phủ yêu cầu TP HCM xem xét không thu các loại phí hạ tầng, công trình dịch vụ công ích tại khu vực cửa khẩu và cảng biển trong giai đoạn kinh tế khó khăn do tác động của đại dịch.

Kẹt xe kéo dài trên đường Đồng Văn Cống vào cảng Cát Lái, TP Thủ Đức, TP.HCM.

Kẹt xe kéo dài trên đường Đồng Văn Cống vào cảng Cát Lái, TP Thủ Đức, TP.HCM.

Cụ thể, TP HCM có thể xem xét không thu phí đến hết ngày 31/12/2021. Đồng thời, điều chỉnh các mức thu trên giảm xuống theo hướng không coi đây là nguồn đóng góp cho ngân sách thành phố. Song song đó, VASEP cũng đề nghị TP HCM cần công khai minh bạch các khoản thu và chi vào các công trình.

Theo lý giải của VASEP, việc thu phí này khiến phí chồng phí. Doanh nghiệp sẽ phải trả phí lên tới hàng tỷ đồng một năm. Chẳng hạn như doanh nghiệp thủy sản Khánh Hòa, mỗi năm xuất 3.000 container thì phải trả tới 5,5 tỷ đồng một năm. Ngoài ra, tiền phí trạm BOT mỗi năm là 7,5 tỷ đồng. Như vậy, một năm họ phải trả tới 13 tỷ đồng.

Cũng với việc "oằn mình" gánh phí, hiệp hội cho rằng điều này làm gia tăng gánh nặng hành chính, gây ách tắc và trở thành gánh nặng không chỉ cho doanh nghiệp mà cho cả người điều hành. Do đó, hiệp hội đề nghị TP HCM nên hoãn việc thu phí trên.