Có chăng, cũng là nhìn người, nhưng thấy toàn thứ khác.

 Xã hội hiện đại, con người kết nối với nhau dễ dàng hơn, có thể nhận được nhiều sự giúp đỡ và hỗ trợ hơn để thành công. Nguồn: ODCLICK

Xã hội hiện đại, con người kết nối với nhau dễ dàng hơn, có thể nhận được nhiều sự giúp đỡ và hỗ trợ hơn để thành công. Nguồn: ODCLICK

Ta vô hình đi lướt qua nhau...

Hàng ngày, có rất nhiều người lướt qua đời chúng ta, và họ không thấy ta, hay ta cũng chẳng kịp nhìn thấy họ. Con người vốn đã ích kỷ, nay lại phải nhanh nhanh cho qua, lại càng thêm phần hời hợt, vô cảm với những con số. Chỉ là con số thôi. Ta thấy gì? Họ thấy gì? Có thể là thấy một sự rủi ro. Đứa kia có thể là đối thủ của mình, có thể lấy mất job, cướp mất chức vụ mới đang so găng cực căng trong công ty, có thể cưỡm mất hợp đồng, xoá sổ mình, hạ bệ mình, làm giảm giá trị mình trong mắt ai đó khác... Lại là con người, chỉ lo sợ và bảo vệ lợi ích của bản thân. Cũng vì vậy mà nhìn đâu cũng thấy rủi ro, nhìn ai cũng thấy rủi ro, nhìn chỗ nào cũng soi trước xem có hại gì không đã. Ở tâm thế đó, ta không mở lòng, ta không lắng nghe vì ta chẳng quan tâm gì tới ai khác cả. Ta chỉ đóng khung không gian và thời gian xung quanh mọi sự an toàn và lợi ích chính đáng của bản thân mình. Tâm không mở, trí đương nhiên không mở, và việc cộng tác, một trong những kỹ năng quan trọng nhất của thế kỷ 21 đương nhiên không cách nào ứng dụng được. Ta không nhìn thấy người. Ta chỉ nhìn thấy rủi ro.

Còn rất nhiều cách nhìn khác, muôn hình vạn trạng, nhưng chung qui là nhìn người nhưng chẳng thấy người. Tuy nhiên, nếu bạn nhìn người khác chẳng thấy người, thì cũng đừng mong chờ chi chuyện người ta nhìn bạn mà thấy bạn. Mình chơi sao thì người ta cũng y chẳng cái luật đó mà chơi lại mà thôi.

Bạn nhìn người ta như con số, như công cụ... thì ai nó khùng mà chơi đẹp chơi tốt với bạn? Đời này không có đường một chiều. Vũ trụ này công tâm lắm. Sống sao thì nhận lại như vậy. Bạn hành xử sao thì cũng sẽ nhận về chiếc boomerang như vậy. Khi thấy người, vũ trụ sẽ mở ra nhiều cánh cửa hay ho khác. Bạn sẽ trở nên bao dung hơn, dễ cộng tác và phát triển hơn, dễ vượt qua khủng hoảng hơn, xây dựng quan hệ bền vững hơn, nhận được nhiều sự giúp đỡ và hỗ trợ hơn để thành công….

Lắng nghe không phán xét

Đã là con người, thì sẽ thích bày tỏ quan điểm cá nhân của mình hơn, thích nói hơn, thích người khác lắng nghe mình hơn là dành thời gian lắng nghe người khác. Lắng nghe đã là một kỹ năng khó, vì nó cần quá trình rèn luyện và trái tim bao dung. Lắng nghe không phán xét thì còn khó hơn gấp một vạn lần.

Đã là con người, ai cũng mang theo bên mình một bao tải những hành trang trải nghiệm, niềm tin, định kiến cá nhân mà bạn nhặt nhạnh trong suốt hành trình cuộc sống từ lúc sinh ra đến hôm nay. Trong đó, có rất nhiều niềm tin bị lập trình vào tâm trí, từ qui định của thế giới, của xã hội bên ngoài, từ các bộ luật viết dày cộm đến luật bất thành văn.

Nhưng nếu không lắng nghe không phán xét thì làm sao bạn tìm ra sự thật, nghe được câu chuyện nguyên bản, hiểu được những cảm xúc bản nguyên? Mà không hiểu được sự thật, hiểu đủ và hiểu đúng câu chuyện thì làm sao mà có dữ liệu đúng để mà đối lại?

Cho nên, hoặc là muốn làm gì làm, khỏi nghe. Hai là, đã nghe thì phải rèn luyện kỹ năng nghe không phán xét. Lỡ nghe rồi thì nghe và thu thập dữ liệu cho đúng, cho chính xác để còn process - xử lý thông tin chính xác và đưa ra phản ứng phù hợp. Chuyện này rất dễ mà rất khó. Chỉ có người thật sự quan tâm đến người khác, đến câu chuyện nguyên bản của họ, đến tâm thế mong muốn giúp đỡ người khác một cách vô vụ lợi mới có thể lắng nghe không phán xét. Chỉ làm 1 chuyện này thôi, lắng nghe không phán xét, bạn sẽ giảm được 80% vấn đề và rắc rối trong đời, tăng 80% thời gian rảnh rỗi để làm nhiều điều có giá trị khiến cho cuộc sống hạnh phúc hơn.

Cơ mà lựa chọn sống sao, làm gì là của mỗi người. Chẳng ai dạy được ai. Chẳng ai ép nổi ai. Nhìn người - bạn có thấy người?