>>>HỘI NGHỊ VĂN HÓA TOÀN QUỐC: Định vị vai trò của văn hóa!

Tại họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 11, phóng viên đặt câu hỏi, tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết của Đại hội lần thứ XIII của Đảng vừa diễn ra, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có bài phát biểu, trong đó có nội dung cần ra sức xây dựng, giữ gìn và phát huy những giá trị đặc sắc của nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, bản sắc dân tộc. Để thực hiện kết luận của Tổng Bí thư tại Hội nghị, xin Bộ VHTT&DL cho biết Bộ đã triển khai công tác này như thế nào và đã xây dựng kế hoạch phương án cụ thể như thế nào để đưa các kết luận của Tổng Bí thư đi vào cuộc sống?

Thứ trưởng Bộ VHTT&DL Đoàn Văn Việt

Thứ trưởng Bộ VHTT&DL Đoàn Văn Việt trả lời câu hỏi của báo chí tại họp báo Chính phủ thường kỳ.

Thứ trưởng Bộ VHTT&DL Đoàn Văn Việt cho biết, triển khai nội dung kết luật của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị quan trọng này, Bộ VHTT&DL đang triển khai một số công việc.

Cụ thể, trước hết, tập trung nâng cao nhận thức về công tác tuyên truyền về phát triển văn hóa, trong đó khẳng định sự đóng góp của văn hóa trong quá trình kinh tế xã hội và quá trình hội nhập quốc tế, để văn hóa đứng ngang hàng kinh tế, chính trị.

Thứ hai, Bộ tiếp tục tập trung tham mưu, đề xuất để hoàn thiện thể chế, chính sách… Ví dụ như sửa đổi bổ sung Luật Di sản văn hóa, đặc biệt khai thác, khuyến khích sáng tạo đội ngũ văn nghệ sĩ của các tổ chức, các doanh nghiệp…

Thứ ba là xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện, cần tập trung xây dựng môi trường văn hóa, trong đó có một nội dung quan trọng là phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan và địa phương để xây dựng được hệ giá trị văn hóa của con người Việt Nam trong giai đoạn mới.

>>>HỘI NGHỊ VĂN HÓA TOÀN QUỐC: Định vị vai trò của văn hóa!

>>>HỘI NGHỊ VĂN HÓA TOÀN QUỐC: Để văn hóa “soi đường cho quốc dân đi”

Thứ tư là tập trung xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh để tạo động lực về phát triển kinh tế, xã hội, hội nhập quốc tế. Trong nội dung này, Bộ tập trung tạo điều kiện cho người dân để tiếp cận các dịch vụ văn hóa, các sản phẩm văn hóa, qua đó xây dựng các bộ tiêu chí liên quan về chỉ số văn hóa quốc gia, hướng tới sự phát triển bền vững.

Thứ năm là nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của văn hóa. Đây là nhu cầu rất lớn của người dân.

Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 11.

Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 11.

Thứ sáu là bảo vệ và phát huy di sản văn hóa của dân tộc. Theo đó, cần xây dựng các chương trình về văn hóa nghệ thuật cũng như về di sản văn hóa các dân tộc của chúng ta. Đồng thời, nâng cấp và khai thác hiệu quả về văn hóa và di sản văn hóa của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam.

Thứ bảy là hoàn thiện cơ chế thị trường trong lĩnh vực văn hóa, trong đó tập trung ưu tiên phát triển một số ngành công nghiệp văn hóa. Đây là một trong những nội dung quan trọng và cần tập trung xây dựng chiến lược của các ngành công nghiệp văn hóa, đặc biệt chú ý những lợi thế về công nghiệp văn hóa của Việt Nam.

Thứ tám là chủ động hội nhập, tăng cường hợp tác, giao lưu quốc tế về văn hóa, thì cần xây dựng các đề án để đầu tư, quảng bá các tác phẩm nghệ thuật của chúng ta, chiến lược văn hóa đối ngoại tới năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 cũng như xúc tiến thành lập một số trung tâm văn hóa tại một số quốc gia như Hàn Quốc, Pháp, Nga, Trung Quốc… trong thời gian tới.

Thứ chín là tạo sự đột phá trong vấn đề nguồn nhân lực trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật, theo đó tập trung vào thế mạnh là thị trường đào tạo văn nghệ sĩ diễn viên trong nước và nước ngoài.

Thứ mười là quan tâm đẩy mạnh khoa học công nghệ, chuyển đổi số trong lĩnh vực văn hóa.

Mười một là tập trung hiệu quả các nguồn lực đầu tư, phát triển lĩnh vực văn hóa.