>> Ngăn chặn bạo lực học đường: Nền tảng giáo dục mới là giải pháp

Nhắc đến những bê bối của ngành giáo dục không thể không nhắc đến các vụ việc nổi cộm như: Gian lận điểm thi trung học phổ thông (THPT) quốc gia xảy ra tại 3 tỉnh Hòa Bình, Sơn La và Hà Giang năm 2018; Sai phạm trong đấu thầu thiết bị giáo dục tại các Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hoá, Quảng Ninh, Điện Biên năm 2021; Nâng khống thiết bị giáo dục tại Bắc Giang đầu năm 2022; Cấp bằng giả tại Đại học Đông Đô; “Nhân bản luận văn tiến sĩ”,…

Đáng nói, khi hàng loạt vụ việc đã nêu chưa “hạ nhiệt”, mới đây, dư luận lại tiếp tục được một phen “dậy sóng” khi Cơ quan An ninh điều tra - Bộ Công an đã ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” xảy ra tại Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Vụ việc nâng điểm thi tại 3 tỉnh Hòa Bình, Sơn La, Hà Giang từng gây chấn động dư luận - Ảnh minh họa

Vụ việc nâng điểm thi tại 3 tỉnh Hòa Bình, Sơn La, Hà Giang từng gây chấn động dư luận - Ảnh minh họa

Theo đó, căn cứ kết quả điều tra xác minh vụ việc có dấu hiệu vi phạm trong công tác xây dựng ngân hàng câu hỏi và ra đề thi môn Sinh học kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021, ngày 10/6/2022, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự "Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ" xảy ra tại Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Cụ thể, sau khi được Viện kiểm sát nhân dân tối cao phê chuẩn, Cơ quan An ninh điều tra - Bộ Công an đã thi hành Quyết định và các Lệnh: khởi tố bị can, ra Lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Phạm Thị My (SN 1963) - nguyên giáo viên Đại học Sư phạm Hà Nội; Khởi tố bị can, áp dụng biện pháp ngăn chặn cấm đi khỏi nơi cứ trú đối với Bùi Văn Sâm (SN 1949) - nguyên giáo viên Đại học Sư phạm Hà Nội cùng về tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” quy định tại Điều 356 Bộ luật Hình sự năm 2015.

Hiện Cơ quan An ninh điều tra đang tiến hành điều tra, làm rõ sai phạm của bị can và trách nhiệm của những người có liên quan theo quy định của pháp luật.

Liệu đã đến lúc phải sàng lọc và đào thải những “ung nhọt” tiêu cực tại ngành giáo dục?

>> Vì sao nhiều hoạt động của NXB Giáo dục Việt Nam bị thanh tra?

Vụ bê bối xảy ra tại trường Đại học Đông Đô cho thấy còn nhiều vấn đề trong công tác quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo - Ảnh minh họa

Vụ bê bối xảy ra tại trường Đại học Đông Đô cho thấy còn nhiều vấn đề trong công tác quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo - Ảnh minh họa

Trở lại vụ việc bê bối nâng điểm xảy ra 3 tỉnh Hòa Bình, Sơn La và Hà Giang. Đây là vụ việc khiến dư luận đặc biệt quan tâm, khi sau nhiều điều tiếng trước đó về thi cử, cuối cùng cũng có một vụ việc được đưa ra ánh sáng một cách đầy quyết liệt. Vụ án này được cho là một vụ án lớn, bởi, không chỉ làm ảnh hưởng đến hình ảnh ngành giáo dục, mà còn làm mất uy tín, ảnh hưởng tới rất nhiều cá nhân, tổ chức, đơn vị của Nhà nước.

Hàng trăm phụ huynh là cán bộ, Đảng viên đã tác động hoặc gián tiếp tác động để con em mình được nâng điểm thi. Trong đó, có nhiều thí sinh được nâng với số điểm rất cao, thậm chí một số em là thủ khoa của các trường đại học lớn đã bị xử lý, những trường hợp được nâng khống điểm thi sau phúc khảo đều rời khỏi ghế giảng đường.

Tưởng rằng đó là một bài học lớn, một hồi chuông cảnh tỉnh cho ngành giáo dục soi xét lại mình, thế nhưng, đâu vẫn hoàn đó, công tác quản lý quản lý công tác đào tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo vẫn cho thấy nhiều vấn đề nhức nhối.

Vụ việc 429 văn bằng hai tiếng anh được cấp cho các học viên theo hình thức cứ nộp đủ tiền là được cấp mà không cần học, không cần dạy, không cần thi từ tháng 4/2018 đến tháng 3/2019 xảy ra tại trường Đại học Đông Đô, tiếp tục khiến dư luận đặc biệt quan ngại.

Bên cạnh các cá nhân trực tiếp vi phạm trong vụ việc, theo kết luận của Cơ quan An ninh điều tra, đối với trách nhiệm của các cá nhân, đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo trong việc quản lý, kiểm tra, giám sát hoạt động của Trường Đại học Đông Đô, Cơ quan điều tra xác định, Trường Đại học Đông Đô chưa làm thủ tục đề nghị Bộ Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép tuyển sinh, đào tạo bằng đại học thứ hai nhưng từ năm 2015 đến năm 2017, Vụ Kế hoạch - Tài chính đã thông báo chỉ tiêu tuyển sinh văn bằng 2 hệ chính quy cho Trường Đại học Đông Đô; Vụ Giáo dục Đại học xét duyệt đăng tải trên cổng thông tin tuyển sinh của Bộ Bộ Giáo dục và Đào tạo đề án tuyển sinh năm 2017, 2018, 2019 có chỉ tiêu văn bằng 2 hệ chính quy.

Năm 2018, Đoàn kiểm tra số 1 của Bộ Bộ Giáo dục và Đào tạo đã kiểm tra nhưng không phát hiện việc Trường Đại học Đông Đô chưa được phép đào tạo văn bằng 2 ngành ngôn ngữ Anh.

Việc làm của các đơn vị, cá nhân nêu trên đã vi phạm Quyết định số 22/2001/QĐ-BGDĐT ngày 26/6/2001 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về đào tạo cấp bằng đại học thứ hai và thiếu trách nhiệm trong việc kiểm tra…

Với nhiều lý do khác nhau, những vi phạm của cán bộ chỉ phải đưa về Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét hình thức xử lý,... Và một lần nữa những “ung nhọt” tiêu cực lại chưa được “trị” dứt điểm.

Liệu ngành giáo dục có đang dễ dãi với chính mình? Khi những khối “ung nhọt” tiêu cực vẫn đang trực chờ bùng phát… Ngoài những bê bối, tiêu cực đã nêu, vấn đề về cải cách giáo dục, trong các năm qua cũng tiềm ẩn nhiều vấn đề cần được làm rõ, khi câu chuyện về những bộ sách giáo khoa, bộ sách tham khảo đang là câu chuyện thu hút sự quan tâm đặc biệt.

Còn nữa…