>> Thuốc điều trị COVID-19 - Cuộc chạy đua nước rút trên toàn cầu

Thuốc

Thuốc Molnupiravir được phát triển và sản xuất bởi Merck - Ridgeback Biotherapeutics.

Các loại thuốc điều trị COVID-19 hiện nay hứa hẹn giúp mọi người không phải đến bệnh viện và làm chậm sự lây lan của virus. Tuy nhiên, việc phát triển thuốc điều trị COVID-19 quá nhanh có nguy cơ dẫn tới tình trạng kháng thuốc, có thể làm mất tác dụng của thuốc. 

Theo Cơ quan quản lý Dược phẩm và Thực phẩm Mỹ (FDA), việc virus SARS-CoV-2 có thể đột biến để tránh các phương pháp điều trị sẽ dẫn đến khả năng xuất hiện tình trạng kháng thuốc, làm ảnh hưởng đến các liệu pháp điều trị hiện nay. Do đó, FDA đưa ra các cơ chế phê duyệt chặt chẽ để giảm nguy cơ kháng thuốc.

Các nhà khoa học đánh giá, virus SARS-CoV-2 có thể kháng Paxlovid nhiều hơn là molnupiravir vì những viên thuốc này hoạt động theo cách khác nhau để ngăn virus nhân bản. Paxlovid kiềm chế virus bằng cách ngăn một loại enzyme - gọi là protease - tham gia vào quá trình sao chép. Trong khi đó, Molnupiravir - thuộc nhóm thuốc kháng virus khác - ngăn virus nhân lên bằng cách "đánh lừa" một loại enzyme mà SARS-CoV-2 cần để nhân bản - gọi là polymerase - từ đó chèn lỗi vào bộ gene của virus SARS-COv-2.

"Chúng tôi biết điều này có khả năng xảy ra vào một thời điểm nào đó. Vì vậy, chúng tôi cần phải đánh bại và ngăn chặn  trước khi nó vượt khỏi tầm tay và quá tầm kiểm soát", GS. Katherine Seley-Radtke - nhà hóa dược học tại Đại học Maryland, Hạt Baltimore, nơi có phòng thí nghiệm về các liệu pháp kết hợp kháng virus - cho biết.

>> Trung Quốc đẩy mạnh phát triển thuốc điều trị COVID-19

Các loại thuốc điều trị Covid-19 hiện nay vẫn đang hiệu quả trong việc

Các loại thuốc hiện nay vẫn đang hiệu quả trong việc điều trị COVID-19

Đồng quan điểm, Luis Schang, nhà virus học tại Đại học Cornell ở Ithaca, New York cho biết, nếu việc điều trị không làm sạch hoàn toàn virus ở bệnh nhân, một số lỗi RNA mà nó tạo ra có thể vô tình khiến virus kháng thuốc. "Các phương pháp điều trị chưa hoàn thiện có thể đẩy nhanh tình trạng kháng thuốc bằng cách cho phép virus phát triển khả năng phòng thủ chống lại thuốc trong khi nó tiếp tục nhân lên và tàn phá cơ thể", chuyên gia này chỉ ra.

Tuy nhiên, một số nhà nghiên cứu và nhà sản xuất thuốc nói rằng nguy cơ kháng thuốc của một số loại viên uống điều trị COVID-19 là rất thấp vì chúng chỉ được sử dụng trong 5 ngày - một khoảng thời gian rất ngắn để sự biến đổi của virus gây lo ngại. Theo đại diện của Pfizer và Merck, họ không nhận thấy việc kháng thuốc trong quá trình thử nghiệm lâm sàng đánh giá thuốc. Mặc dù vẫn trong quá trình tìm hiểu, họ nói thêm rằng mỗi viên thuốc đều có những đặc điểm giúp giảm nguy cơ kháng thuốc.

Bên cạnh đó, việc sử dụng kết hợp các loại thuốc có thể giúp ngăn chặn virus vượt qua và trốn tránh việc điều trị do Molnupiravir và Paxlovid chỉ nhắm vào một phần của virus. Đó là lý do tại sao cần phải có các loại thuốc khác đi kèm để tấn công virus ở các bước khác nhau trong quá trình nhân bản.

Tim Sheahan, nhà nghiên cứu về virus Corona tại Đại học Bắc Carolina tại Chapel Hill, nhận định, tốc độ sao chép virus làm sản sinh các đột biến, tuy nhiên, quá trình này có ít thời gian cho các đột biến gây kháng thuốc tích tụ. Điều này cho thấy, các loại thuốc hiện nay vẫn có tác dụng trong việc điều trị các bệnh nhân nhiễm COVID-19.

Các nhà nghiên cứu trên toàn cầu cũng đang phát triển các phương pháp điều trị nhắm vào các bộ phận khác của virus. Việc xác định các mục tiêu mới cho thuốc kháng virus cần được đẩy nhanh để khi đại dịch tiếp theo xảy ra, thế giới sẽ có một "kho vũ khí" tối ưu hơn để lựa chọn. Việc phát triển các loại thuốc tối ưu như vậy sẽ cần đến sự đầu tư đáng kể của nhà nước và khu vực tư nhân, với sự hợp tác của các công ty dược phẩm. Nghiên cứu và phát triển thuốc điều trị COVID-19 cần tiếp tục ngay cả khi đại dịch đã suy yếu.