50 triệu liều vắc xin COVID-19 sẽ được đưa vào sử dụng từ 12/2020

Dự kiến sẽ có 50 triệu liều vắc xin COVID-19 được đưa vào sử dụng từ tháng 12/2020.

“Đây là tin tức tốt nhất cho thế giới, cho nước Mỹ và lĩnh vực y tế cộng đồng. Mọi thứ diễn ra vượt quá mong đợi của chúng tôi”, Phó Chủ tịch Pfizer, ông William Gruber, nhận định về kết quả thử nghiệm lâm sàng của vắc xin Covid-19. Dự tính đến tháng 4/2021, toàn bộ người dân Mỹ sẽ được tiêm vắc-xin ngừa Covid-19. 

Các nhà chức trách Mỹ sẽ phân phối hơn 100 triệu liều vắc-xin ngừa Covid-19 vào tháng 1/2021 và đến tháng 4 năm sau, mọi người Mỹ sẽ có cơ hội được tiêm phòng.

Theo kết quả sơ bộ, vắc xin COVID-19 phát huy công dụng bảo vệ bệnh nhân 7 ngày sau khi tiêm liều thứ hai, và 28 ngày sau liều tiêm đầu tiên.

“Kết quả từ thử nghiệm vắc xin COVID-19 giai đoạn 3 cung cấp bằng chứng ban đầu về khả năng ngăn ngừa COVID-19 từ vắc xin của chúng tôi”, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc điều hành Albert Bourla của hãng Pfizer cho biết.

Thông tin trên được công bố giữa lúc Mỹ đang phải chống chọi với làn sóng COVID-19 thứ 3. Tính đến ngày 9.11, Mỹ có hơn 10 triệu ca COVID-19, trong đó hơn 237.000 người tử vong, theo Reuters.

Theo chia sẻ, trước khi thử nghiệm, đội ngũ nghiên cứu ước tính rằng, hiệu quả sinh miễn dịch của vắc xin cao nhất chỉ nằm trong khoảng 60%-70%. Do đó, con số 90% theo thực tế là một thành công lớn.

Đài CNN dẫn kết quả phân tích sơ bộ cho biết vắc xin phát huy hiệu quả bảo vệ 7 ngày sau khi các tình nguyện viên được cho dùng liều thứ 2 và 28 ngày sau khi dùng liều thứ nhất.

Tổng cộng đã có 43.000 tình nguyện viên tham gia thử nghiệm và được tiêm đủ 2 liều, hoặc vắcxin thử nghiệm hoặc giả dược để đối chứng.

Pfizer và BioNTech hi vọng loại vắc xin trên sẽ được giới chức Mỹ cấp phép sử dụng khẩn cấp quy mô rộng cho những người 16-85 tuổi. Để làm được điều đó, các hãng này cần cung cấp các dữ liệu chứng minh vắcxin an toàn với ít nhất 50% trong tổng số 43.000 tình nguyện viên tham gia.

Nếu được cấp phép, hai hãng này khẳng định đủ sức sản xuất 50 triệu liều vắcxin trước cuối năm nay và 1,3 tỉ liều trong năm 2021. Tuy nhiên, có một số thách thức trong việc vận chuyển vì vắc xin COVID-19 phải được bảo quản trong nhiệt độ đông lạnh dưới -80 độ C.

Pfizer và BioNTech hi vọng loại vắc xin trên sẽ được giới chức Mỹ cấp phép sử dụng khẩn cấp quy mô rộng cho những người 16-85 tuổi.

Pfizer và BioNTech hi vọng loại vắc xin trên sẽ được giới chức Mỹ cấp phép sử dụng khẩn cấp quy mô rộng cho những người 16-85 tuổi.

Với các kết quả đầy hứa hẹn, tính đến thời điểm hiện tại, "gã khổng lồ" trong lĩnh vực dược phẩm của Mỹ và cộng sự đến từ nước Đức đang trên đà cho ra mắt vắc xin Covid-19 đầu tiên của thế giới.

Mới đây, họ cũng đã ký hợp đồng cung cấp hàng chục ngàn liều vắc xin với chính phủ nhiều nước.

“Hết năm 2020, sẽ có khoảng 50 triệu liều vắc xin dự kiến được xuất xưởng. Tuy nhiên, đến cuối năm 2021, chúng tôi dự tính có thể sản xuất 1,3 tỷ liều, đủ để chủng ngừa cho 650 triệu người”, William Gruber cho biết.

Hiện tại, ứng cử viên nặng ký trong cuộc đua sản xuất vắc xin Covid-19 này cũng đang đối mặt với không ít vấn đề. Trước hết, phần lớn tình nguyện viên vừa được tiêm liều vắc xin thứ hai cách đây không lâu. Do đó, vẫn chưa thể đánh giá chính xác hiệu quả bảo vệ của vắc xin sẽ kéo dài trong bao lâu.

Dữ liệu về tính sinh miễn dịch cũng như độ an toàn của vắc xin COVID-19 trên một số nhóm đối tượng đặc biệt, ví dụ như người già, vẫn còn rất ít ỏi.

Dù vẫn còn nhiều điều cần làm sáng tỏ và các dữ liệu phải bổ sung, nhưng phía nhà sản xuất khẳng định rằng, đây là loại vắc xin COVID-19 rất hứa hẹn.