Vệ binh đang được điều tới Washington để ngăn chặn bạo lực có thể xảy ra

Vệ binh đang được điều tới Washington để ngăn chặn bạo lực có thể xảy ra

Thời điểm ngày 6/1 càng đến gần, bầu không khí chính trị tại Mỹ giống như kho thuốc súng nóng dần. Tổng thống Trump liên tục Twitter “Tôi sẽ chiến đấu tới cùng”. Nhưng thành bại lần này hoàn toàn phụ thuộc vào Phó Tổng thống, Chủ tịch Thượng viện, người quyết định mở hay không phong bì đựng kết quả bầu cử, đó là ông Mike Pence.

Trong cuộc họp hỗn hợp lưỡng viện 4 năm một lần sau bầu cử Tổng thống không có chương trình gọi là “phản bác đại cử tri” và “tranh luận kết quả”. Tuy nhiên, đặc điểm nền dân chủ Mỹ cho phép mọi thứ có thể xảy ra. Điều này một lần nữa phụ thuộc vào thái độ của người chủ trì Mike Pence.

Bởi chỉ một sơ sẩy nhỏ, Tổng thống có thể ra lệnh cảnh sát bắt giữ toàn bộ những người có liên quan để “điều tra gian lận bầu cử”. Nếu chuyện này xảy ra đảng Dân chủ coi như tê liệt, Hạ viện cũng thiệt hại về người không hề ít.

Trong tay ông Trump vẫn còn chiêu ban bố thiết quân luật. Tức là sử dụng quân đội để đóng băng tất cả các hoạt động của đất nước. Theo các chuyên gia, phương pháp này cũng giống như hành động đảo chính. New York Times miêu tả ông Trump hào hứng với ý tưởng thiết quân luật và tổ chức bầu cử lại từ cựu Cố vấn An ninh Quốc gia Michael Flynn.

Hàng triệu người ủng hộ Trump đang kéo về Washington DC, một cuộc tuần hành quy mô lớn sẽ diễn ra nhằm gây áp lực lên Quốc hội, Hạ viện. Vệ binh quốc gia đã được điều đến thủ đô để giữ trật tự. Đích thân thị trưởng Washington xác nhận, vệ binh không được trang bị vũ khí, không ngăn cản và không bắt giữ người Mỹ đi biểu tình, nhưng sẽ mạnh tay với trường hợp để xảy ra bạo lực.

Liệu sức mạnh

Liệu sức mạnh "cơ bắp" có giúp ông Trump lật ngược kết quả

Điện Capitol (tòa nhà Quốc hội Mỹ), quảng trường Freedom Plaza và công viên Ellipse gần tòa Bạch ốc là những điểm “nóng”. Tại công viên Ellipse, ông Trump dự kiến có bài diễn thuyết trước đám đông, nhiều khả năng không nằm ngoài nội dung kết tội đảng Dân chủ gian lận bầu cử, “tát cạn đầm lầy”.

Trong khi Tổng thống Trump tỏ ra quyết tâm tột cùng thì các hãng truyền thông lớn như CNN, ABC, Reuters, Foxnews, The Guardian, BBC, CNBC,… hoàn toàn im ắng trước sự kiện được dự báo “rất kinh khủng” tại Mỹ.

Joe Biden và những người thuộc đảng Dân chủ hầu như không xuất hiện trên truyền thông, không đưa ra quan điểm. Liệu có phải họ đang “nín thở” chờ vượt qua thời khắc hiểm nghèo?

Mọi thứ vẫn rất hồi hộp, chắc chắn những gì truyền thông biết được chỉ là phần nổi. Mặc dù cơ hội đảo ngược kết quả bầu cử hầu như không có, nhưng liệu Tổng thống Trump còn lá bài ẩn nào đó sẽ mở vào ngày 6/1? Phải tiếp tục chờ đợi!