>> Hợp tác công - tư trong quản lý rác thải nhựa tại Việt Nam

Phó tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam Phạm Thu Hằng

Phó tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam Phạm Thu Hằng

Biển và đại dương là nguồn sống, không gian sinh tồn vô cùng quan trọng của con người và là nền tảng cơ bản cho phát triển bền vững. Tuy vậy, biển và đại dương hiện nay đang phải đối mặt với nhiều vấn đề nghiêm trọng, điển hình nhất là ô nhiễm rác thải, chiếm tỷ trọng lớn và phân hủy lâu nhất là rác thải nhựa.

Rác thải nhựa đại dương không chỉ là vấn đề lớn, phức tạp ở quy mô, phạm vi mà cả về mặt tri thức, hiểu biết, cũng như quá trình phát sinh, phát tán, biến đổi, đặc biệt là những tác động của rác thải nhựa đến các hoạt động KT-XH, môi trường, các HST biển và sức khỏe con người.

Ô nhiễm rác thải nhựa, đặc biệt là ô nhiễm rác thải nhựa đại dương, đã trở thành vấn đề cấp bách ở phạm vi quốc gia, khu vực và toàn cầu. Giảm thiểu chất thải từ nhựa đã trở thành yêu cầu cấp bách ngay lúc này.

>> Doanh nghiệp chủ động đẩy lùi rác thải nhựa

>> Tìm giải pháp hạn chế rác thải nhựa

Rác thải nhựa

Giảm thiểu chất thải từ nhựa đã trở thành yêu cầu cấp bách ngay lúc này.

Vấn đề ô nhiễm chất thải nhựa và rác thải nhựa đại dương ở Việt Nam thời gian qua đã được Chính phủ đặc biệt quan tâm và nỗ lực giải quyết thông qua việc đổi mới căn bản trong chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường và bằng những hành động thiết thực, điển hình như:

Thông qua Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi, trong đó luật hóa các nội dung liên quan đến chất thải nhựa như quản lý, tái sử dụng, tái chế, xử lý và phát triển mô hình kinh tế tuần hoàn về nhựa; Ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về quản lý rác thải nhựa đại dương đến năm 2030; Triển khai thực hiện Đề án Việt Nam chủ động chuẩn bị và tham gia xây dựng Thỏa thuận toàn cầu về ô nhiễm nhựa đại dương.

Đây là thời điểm cho hành động với tinh thần "quyết liệt" và "cấp bách" để giải quyết vấn đề rác thải nhựa đại dương.

Do đó, chúng tôi kêu gọi và đề nghị các quý vị đại biểu, đặc biệt là lãnh đạo các nước: Thứ nhất, chia sẻ tầm nhìn, giải pháp giải quyết vấn đề ô nhiễm nhựa và rác thải đại dương trong bối cảnh cùng phục hồi sau Covid-19. Thứ hai, đưa ra các giải pháp, lộ trình và hành động cụ thể để đạt được một kết quả thực sự đó là Thỏa thuận toàn cầu về giải quyết vấn đề rác thải nhựa. Thứ ba, xây dựng một cơ chế tài chính, hỗ trợ chuyển giao công nghệ giải quyết vấn đề rác thải nhựa trên đất liền và ở biển.