Chia sẻ trên CNBC, Phó Chủ tịch Điều hành và Giám đốc của quỹ doanh nhân Alibaba, ông Joe Tsai cho rằng: “Dẫn dắt một công ty vượt qua khủng hoảng không phải là kỳ công đối với nhà lãnh đạo. Nhưng để làm cho đúng, việc này có thể là cơ hội tạo nên sự khác biệt cho doanh nghiệp của họ”. Đó là trường hợp của tập đoàn công nghệ lớn Trung Quốc Alibaba.

Trong cơn khủng hoảng bởi dịch SARS, tập đoàn thương mại điện tử trị giá khoảng 678 tỉ USD Alibaba chuẩn bị ra mắt Taobao, thị trường trực tuyến dành cho người tiêu dùng vào năm 2003. Khi khủng hoảng xảy ra, Trung Quốc bị ảnh hưởng nặng nề bởi một đợt bùng phát virus mới lạ được biết đến tại SARS (Hội chứng hô hấp cấp tính nặng), khiến các doanh nghiệp phải đóng cửa và người dân phải ở nhà.

Alibaba hiện vẫn ở Trung Quốc, nơi Công ty có 720 triệu người dùng trên nền tảng này, so với 150 triệu người dùng trên 189 thị trường khác của Công ty. Ảnh: CNBC.

Alibaba hiện vẫn ở Trung Quốc, nơi Công ty có 720 triệu người dùng trên nền tảng này, so với 150 triệu người dùng trên 189 thị trường khác của Công ty. (Ảnh: CNBC)

Dẫn đầu cuộc khủng hoảng thời dịch SARS

Tại thời điểm dịch SARS hoành hành, Alibaba vẫn còn là một công ty non trẻ. Ông Joe Tsai và 17 người đồng sáng lập, bao gồm cả Jack Ma quyết định đổi hướng chiến lược kinh doanh. Họ cho phép nhân viên làm việc tại nhà để đảm bảo việc ra mắt sản phẩm được tiến hành đúng thời hạn.

Ông Joe Tsai chia sẻ: “Chúng tôi muốn đảm bảo rằng khi khách hàng gửi email hoặc gọi cho chúng tôi, chúng tôi có thể phục vụ họ”. Ông Joe Tsai cho rằng, điều đầu tiên bạn muốn làm là đảm bảo nhân viên của bạn an toàn và làm việc trong điều kiện mọi thứ tiếp tục hoạt động. Chừng nào họ còn khỏe mạnh, an toàn, họ có thể tiếp tục phục vụ khách hàng của mình".

Theo đúng kế hoạch, Taobao ra mắt vào ngày 10.5.2003. Việc kiểm dịch tự áp đặt trở thành một bước ngoặt cho nền kinh tế Trung Quốc, khi người tiêu dùng trong nước chuyển sang đặt hàng trực tuyến trên internet.

Ông Joe Tsai nói rằng, cam kết kiên định với sứ mệnh là công cụ cho sự thành công của công ty. Và điều này vẫn được Alibaba duy trì cho đến ngày hôm nay. Theo ông Joe Tsai, trên hành trình đẩy mạnh kinh doanh để nhanh chóng tiến tới ngày hôm nay, khách hàng vẫn là ưu tiên tuyệt đối của Alibaba.

Theo ông Michael Evans, Chủ tịch của Tập đoàn Alibaba, phần lớn hoạt động kinh doanh của Alibaba hiện vẫn ở Trung Quốc, nơi Công ty có 720 triệu người dùng trên nền tảng này, so với 150 triệu người dùng trên 189 thị trường khác của Công ty.

Bài học đối với đại dịch COVID-19 hôm nay

Câu chuyện trên là bài học quan trọng cho những người khởi nghiệp đang phải vật lộn với đại dịch COVID-19.

Trong một cuộc thảo luận với doanh nhân Tony Wong, đồng sáng lập và CEO của nền tảng thương mại điện tử Shopline, ông Joe Tsai cho rằng, chủ doanh nghiệp nên tập trung vào mục tiêu cốt lõi của doanh nghiệp họ. Nếu mục tiêu cốt lõi vẫn còn, ngay cả khi suy thoái, thì điều đó cũng đáng để tiếp tục.

Ông Joe Tsai chia sẻ: “Là một doanh nhân, tôi không nghĩ rằng bạn nên theo đuổi ý tưởng. Tôi nghĩ rằng bạn phải quay trở lại lý do tại sao bạn thành lập doanh nghiệp. Hãy nhìn vào những nhiệm vụ và vấn đề bạn đang cố gắng giải quyết. Và nếu những vấn đề tương tự vẫn tồn tại và cùng một khách hàng vẫn còn đó, thì việc tiếp tục kinh doanh của bạn là điều hợp lý”.

Tuy nhiên, nếu bạn chỉ theo đuổi ý tưởng, thì bạn không có niềm đam mê. Bởi lẽ, bạn theo đuổi nó bởi vì nó là một cơ hội kiếm tiền mà không phải vì bạn thực sự thích theo đuổi nhiệm vụ của mình. Hãy để nhiệm vụ của bạn hướng dẫn hướng đi của bạn.

Cũng giống như đối với Alibaba, điều đó có nghĩa là đổi mới và đưa ra những cách mới để đạt được mục tiêu trong bối cảnh hạn chế hiện tại.

Theo ông Joe Tsai, bạn chắc chắn có thể đổi hướng để thay đổi nghịch cảnh. Chẳng hạn như, trong lĩnh vực kinh doanh nhà hàng và nhà hàng buộc phải đóng cửa do dịch bệnh, khách hàng không thể đến nhà hàng để trải nghiệm dịch vụ cũng như những món ăn ngon tại chỗ. Tuy nhiên, ông nghĩ rằng nhiều công ty đang nghĩ đến các lựa chọn thay thế như giao hàng trực tuyến, hoặc thậm chí gửi đầu bếp của họ đến những gia đình giàu có để phục vụ.

Bởi lẽ, nhà hàng đóng cửa, khách hàng không thể ngừng ăn và giải pháp thay thế là thích nghi với việc mang đi. Khả năng thích ứng của doanh nghiệp là điều rất quan trọng. Ông Joe Tsai cho rằng: “Làm việc theo nhóm và giao tiếp nội bộ là chìa khóa để thích nghi với một cuộc sống bình thường mới”.