>>CEO Peloton và hành trình đưa startup từng bị 400 nhà đầu tư từ chối thành “kỳ lân” 4 tỷ USD

Peloton là công ty làm máy tập thể dục thông minh hàng đầu thế giới. Lululemon là hãng quần áo thể thao nổi tiếng. Lululemon đâm đơn kiện Peloton với cáo buộc Peloton nhái mẫu quần áo của mình, và Peloton kiện ngược lại Lululemon tội… vu khống.

Tại sao lại như vậy?

Peloton từ lâu đã cung cấp quần áo thể thao có thương hiệu thông qua quan hệ đối tác với các công ty bao gồm Nike và Fila. Năm 2016, Peloton có một thỏa thuận với Lululemon. Peloton sẽ mua sỉ các sản phẩm của Lululemon, in thương hiệu Peloton lên và bán cho khách hàng.

Theo tuyên bố của Peloton, quá trình này mất gần 1 năm, mà Peloton cho là “nặng nề”. Vì vậy, khi thỏa thuận với Lululemon kết thúc vào tháng 9, Peloton đã tung ra dòng sản phẩm của riêng mình. Điều đó khiến Lululemon gửi một lá thư ngừng hoạt động và đệ đơn kiện trong tuần này.

Lululemon tuyên bố 4 mẫu áo lót và 1 mẫu quần legging đã vi phạm bằng sáng chế của mình, trong khi một bộ đồ khác vi phạm hình ảnh thương mại tổng thể. Về phía mình, Peloton đã kiện ngược lại, lập luận rằng các sản phẩm không giống nhau, và bằng sáng chế của Lululemon không hợp lệ. Một số thương hiệu, bao gồm cả Sweaty Betty, có thiết kế tương tự trước khi Lululemon được cấp bằng sáng chế.

 >>Dịch vụ “stream” nhạc phát triển, bản quyền âm nhạc lên ngôi

Để hiểu rõ hơn thì “hình ảnh thương mại tổng thể” thể hiện rằng yếu tố thiết kế hoặc hình dạng sẽ xác định nhà sản xuất của sản phẩm. Ví dụ, The Fashion Law sử dụng thiết kế của túi Hermès Birkin.

Lululemon tuyên bố dòng sản phẩm One Luxe Tight (một sản phẩm cộng tác của Nike) của Peloton đã vi phạm hình ảnh thương mại của sản phẩm Align của hãng, nhưng ngược lại họ sẽ phải chứng minh rằng người tiêu dùng bình thường sẽ bị nhầm lẫn bởi 2 sản phẩm này. Điều đó có thể sẽ khá phức tạp vì về cơ bản chúng trông giống như bất kỳ loại leggingnào khác - ngoại trừ logo của chúng, được đặt ở các vị trí khác nhau.

Có lẽ, cuộc chiến này không nằm ở mấy mẫu quần áo. Sự việc có thể bắt đầu từ việc năm ngoái, 2020, Lululemon mua lại công ty Mirror với giá 500 triệu USD. Điều đáng chú ý là Mirror chính là đối thủ của Peloton. Điều này đồng nghĩa với việc Lululemon muốn cướp thị phần của “người bạn đối tác” Peloton.

Peloton tất nhiên đời nào chịu ngồi yên. Lululemon muốn nhảy vào thị trường của Peloton thì Peloton cũng sẽ “thò tay” lại vào thị phần của Lululemon. Thế là những mẫu quần áo thể thao “giống” với Lululemon do Peloton sản xuất ra đời. Kết quả là các vụ kiện tụng lẫn nhau nổ ra tuần vừa qua.

Sự vụ này khá giống với tình hình thị trường gọi xe Việt Nam hồi năm 2018, lúc đó Grab đang thống trị. Gojek tấn công vào Việt Nam. Ngay lập tức, Grab công bố kế hoạch đầu tư vào thị trường Indonesia, sân nhà của Gojek. Một pha “chọc sườn” như Peloton và Lululemon ở Mỹ bây giờ.