Phát biểu tại hội nghị về logistics hôm nay, 16/4, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, chi phí logistics ở Việt Nam còn quá cao. Trong đó, chi phí vận tải chiếm khoảng 60%, cộng cả lưu kho, bốc dỡ là khoảng 91%.

Dưới góc nhìn doanh nghiệp, ông Lê Duy Hiệp, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam, cho biết chi phí vận chuyển container loại 40 feet bằng đường bộ từ Hà Nội vào TP HCM (không tính chi phí xếp dỡ 2 đầu) vào khoảng 40 triệu đồng, cao gấp 9,7 lần so với vận chuyển bằng đường biển và cao hơn 2,5 lần so với đường sắt.

Lý giải về vấn đề này, bà Trần Thị Lan Anh, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam khẳng định ngành nghề kinh doanh logictics vẫn còn tồn tại rất nhiều điều kiện kinh doanh vô lý, cản trở sự phát triển của doanh nghiệp.

“Ví như tại điều 5 Nghị định 160/NĐ-CP yêu cầu Trong lĩnh vực vận tải biển, dịch vụ đại lý tài biển, lai dắt tàu biển, yêu cầu doanh nghiệp phải có bộ phận hoạt động quản lý kinh doanh, khai thác vận tải biển, bộ phận thực hiện công tác pháp chế… những điều kiện này đang can thiệp quá sâu vào hoạt động của doanh nghiệp. Hơn nữa, những điều kiện như vậy cũng không thể đáp ứng được mục tiêu quản lý nhà nước”, bà Lan Anh nói và nhấn mạnh quan điểm “nhà nước không thể ép doanh nghiệp lớn nên bằng mệnh lệnh hành chính”.

Về phần mình, Tiến sĩ Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện nghiên cứu và quản lý nhìn nhận, hiện tại trong lĩnh vực Giao thông- Vận tải vẫn còn rất nhiều điều kiện kinh doanh.

Về phần mình, Tiến sĩ Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện nghiên cứu và quản lý nhìn nhận, hiện tại trong lĩnh vực Giao thông- Vận tải vẫn còn rất nhiều điều kiện kinh doanh.

Về phần mình, Tiến sĩ Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện nghiên cứu và quản lý nhìn nhận, hiện tại trong lĩnh vực Giao thông- Vận tải vẫn còn rất nhiều điều kiện kinh doanh.

“Còn rất nhiều điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực Giao thông-Vận tải. Tôi cho rằng chúng ta phải bỏ ít nhất ½ điều kiện kinh doanh hiện có của ngành này”, ông Cung nói và nhấn mạnh quá trình bãi bỏ các điều kiện kinh doanh thật sư “không hề dễ dàng”.

“Bây giờ mà bảo bỏ điều kiện kinh doanh thì tiếc lắm; Bộ trưởng bảo phải bỏ, kêu bỏ nhưng trong nhiều cơ quan lại tiếc lại bảo “cái này phải giữ” thì có khi chả bỏ được điều kiện nào”, ông Cung thẳng thắn nói.

Theo ông Cung, các bộ ngành nên học Bộ Công Thương trong việc cắt giảm điều kiện kinh doanh.

“Có thể học bộ Công Thương trong việc cắt giảm điều kiện kinh doanh. Để làm được việc này, bộ phải rất quyết liệt. Thậm chí, Bộ phải đề ra được đến ngày nào, tháng nào thì phải cắt được những điều kiện kinh doanh nào, phải có mục tiêu cụ thể”, ông Cung nhấn mạnh quan điểm của mình.

Mặt khác, theo quan điểm của ông Cung, ứng xử của cơ quan nhà nước với doanh nghiệp cũng là vấn đề quan trọng: “Cơ quan quản lý nhà nước nhiều khi vô cảm, lạnh lùng, vô trách nhiệm trong việc cải cách thủ tục hành chính. Cơ quan quản lý cần thay đổi thái độ làm việc, trách nhiệm làm việc”, ông Cung nói.

Về vấn đề giải pháp, ông Cung nhấn mạnh: “Doanh nghiệp đã kiến nghị nhiều giải pháp để có giải quyết vấn đề trên. Những tồn tại trong ngành logictics đã tồn tại trong nhiều năm, vậy các bên phải ngồi lại với nhau để giải quyết những vấn đề trên”.

Tại hội thảo, rất nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn cho ngành logictics đã được các chuyên gia, doanh nghiệp đề xuất. Nhưng ông Cung lại cho rằng các giải pháp này lại “chung chung quá”.

Toàn cảnh hội thảo. Ảnh VGP.

Toàn cảnh hội thảo. Ảnh VGP.

Vì vậy, khi hướng về phía Thủ tướng, Viện trưởng Viện CIEM đưa ra kiến nghị: “Sau hội thảo, chúng ta cần một chỉ thị, một chỉ đạo cụ thể để khắc phục tình trạng này, làm sao để trong vài tháng tới, việc tháo gỡ những khó khăn trong ngành logictics sẽ có kết quả”, ông Cung nói.

Đồng tình với quan điểm của TS Nguyễn Đình Cung, Thủ tướng nhấn mạnh tinh thần tổ chức hội nghị thì phải có sản phẩm, kết quả cụ thể. “Bên cạnh việc nâng cao nhận thức về vấn đề mới mẻ này thì sau hội nghị sẽ có Chỉ thị về phát triển logistics”, Thủ tướng nói.

Tại hội thảo, Bộ Giao thông Vận tải đưa ra giải pháp tái cơ cấu thị trường vận tải nội địa theo hướng giảm thị phần vận tải bằng đường bộ, tăng thị phần vận tải bằng đường sắt và đường thủy nội địa, đặc biệt là trên các hành lang vận tải chính; thị phần vận tải hàng hóa liên tỉnh đường bộ đến năm 2020 khoảng 54,4%; đường sắt 4,3%; đường thủy nội địa 32,4%.

Dự kiến tại hội nghị, Bộ Giao thông Vận tải sẽ kiến nghị với Thủ tướng 6 giải pháp chính nhằm giảm chi phí logistics. Một là, cần có các giải pháp đồng bộ đầu tư hệ thống giao thông phù hợp chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Hai là, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt quy hoạch tổng thể hệ thống cảng cạn (ICD) của Việt Nam, Bộ Giao thông-Vận tải đang xây dựng hệ thống chi tiết để ngay trong tháng 4-2018 sẽ trình lên Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tảiphê duyệt. Ba là, trong việc phát triển đồng bộ hệ thống giao thông cần ưu tiên cho hệ thống đường thủy nội địa, đặc biệt ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.