>>> ĐIỆN MẶT TRỜI MÁI NHÀ: 7 vướng mắc đang hiện diện

Ông Huân cho biết, thời gian qua, Bộ Công Thương phát hiện ra một số vi phạm như: thời gian thực hiện, thỏa thuận đấu nối ĐMTMN vượt quá thời hạn quy định; ký hợp đồng lưới điện có công suất vượt quá công suất trong thỏa thuận đấu nối; sai lệch biên bản nghiệm thu; thực hiện trình tự phát triển ĐMTMN trái với quy định; không đúng với hiện trạng lưới điện, thiếu minh bạch, vi phạm quy định của Luật Điện lực năm 2004.

- Nhưng như ông nói, năng lượng tái tạo, ĐMTMN hay điện gió đều có những ưu nhược điểm. Vậy đâu là phương án phát triển cân đối được các nguồn điện phù hợp với hệ thống truyền tải hiện nay, thưa ông?

Hiện nay, đăng ký của các địa phương về phát triển điện gió, ĐMT cao hơn nhiều lần quy hoạch. Tôi cho rằng đây là tín hiệu tốt bởi không phải nước nào cũng có nguồn tài nguyên ưu đãi như thế. Tuy nhiên, mỗi nguồn điện có ưu nhược riêng. Ví như, gió cũng theo mùa mạnh mùa yếu, mặt trời chúng ta theo công nghệ quang học, còn thế giới theo nhiệt học có thể phát được về đêm.

 Tọa đàm “Điện mặt trời mái nhà cho doanh nghiệp do Tạp chí DĐDN phối hợp với Hiệp hội Năng lượng sạch Việt Nam (VCEA) tổ chức.

Tọa đàm “Điện mặt trời mái nhà cho doanh nghiệp do Tạp chí DĐDN phối hợp với Hiệp hội Năng lượng sạch Việt Nam (VCEA) tổ chức.

Vì vậy, những bất lợi về ĐMT, điện gió là sự phát điện không đều, chúng ta phải xử lý về mặt công nghệ.
Thứ hai, chúng ta phải phân vùng, như hiện nay trong quy hoạch điện 8 nêu rõ 2 vùng tiêu thụ điện chủ yếu là miền Nam và miền Bắc, miền Trung chỉ chiếm 10%.

Nhưng vừa rồi, phát triển NLTT chủ yếu ở miền Trung và việc đấy gây nên truyền tải lưới điện cho tuyền 500kW là một bất lợi.

Vì vậy, chúng ta phải có cơ chế làm sao miền Bắc cũng phải phát điện tái tạo. Chúng ta phải cân đối giữa các nguồn điện, vùng miền và các nhu cầu sản xuất, lúc đấy chúng ta sẽ đưa bài toán quy hoạch.

- Theo ông, để thu hút các nhà đầu tư tư nhân tham gia phát triển đầu tư sản xuất điện, chúng ta cần thay đổi chính sách ra sao?

Chúng ta cần nghiên cứu để tư nhân tham gia đầu tư ngành điện, từ đó giảm gánh nặng đầu tư công. Tôi nghĩ, có thể kêu gọi tư nhân đầu tư có thể theo nhiều hình thức, như BT, BOT; hoặc chủ đầu tư tư nhân quản lý vận hành ở đường dây đó, hoặc có thể nhà nước bán sỉ còn tư nhân bán lẻ; hoặc quận huyện quản lý thu tiền và đóng lại cho Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) và người dân nơi đó đảm bảo an toàn là được.

Trong một vài trường hợp tôi nghĩ, chúng ta phải tính hết sức cẩn thận khi nói đến tăng giá điện. Hiện nay, thu nhập bình quân của Việt Nam là 5.000USD, một ngày nào đó sẽ lên 18.000USD.

Khi thu nhập bình quân cao lên thì giá tiêu dùng sẽ cao lên và khi tăng lên thì tỷ số giá sẽ lên dần. Vì khi quy hoạch ít nhất 10 năm nên nền kinh tế của chúng ta sẽ gấp 7,8 lần so với thời điểm hiện tại. Chúng ta phải nhìn thấy trước sự phát triển để đón đầu nền kinh tế.

Trong quá trình triển khai sẽ gắn với tình hình thực tế từng vùng miền địa phương. Bản chất của đầu tư là có giá hợp lý, sinh lời thì sẽ thu hút được nhà đầu tư, như vậy sẽ có sự cạnh tranh lành mạnh. Còn nếu chúng ta để cho tất cả chỉ cùng một hướng, một người làm và chỉ sử dụng đầu tư công từ vốn ngân sách thì sẽ là một gánh nặng lớn. Đồng thời, không thể đáp ứng được nhu cầu phát triển của kinh tế, không phát huy nguồn lực của toàn xã hội.

- Theo ông, cần có giải pháp gì để phát triển ĐMTMN?

Dưới góc nhìn của an ninh năng lượng, đầu tiên phải đảm bảo được nguồn tài nguyên quốc gia. Thứ hai, là phải điều tiết và sử dụng được nguồn tài nguyên đó một cách hiệu quả, trong đó bao gồm cả việc phải phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn. Thứ ba, là càng ngày càng nội địa hóa. Nếu không có lộ trình thì rất khó giảm giá thành của NLTT.

Nếu nghĩ chỉ tập trung ngành điện thôi thì bài toán phát triển bền vững về môi trường, sinh thái sẽ bị ảnh hưởng từ thủy điện nhỏ. NLTT từ ĐMT và điện gió hiện cũng chưa ổn định. Do đó, tôi nghĩ về mặt quản lý nhà nước thì phải nhìn nhận một cơ chế để hài hòa phát triển các ngành. Nhìn chung, để đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia trong dài hạn thì rất cần cơ chế khuyến khích mang tính ổn định và lâu dài để các nhà đầu tư tư nhân yên tâm đầu tư.

Cơ quan chức năng cần sớm ban hành hướng dẫn, cũng như qui định để đảm bảo thuận lợi cho việc phát triển mô hình này điện mặt trời mái nhà.

- Xin cảm ơn ông.

Ông Vũ Đức Giang – Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam

Để xây dựng vị thế có tính bền vững cho ngành dệt may Việt Nam nói riêng và các doanh nghiệp sản xuất nói chung, về vấn đề năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, tiết kiệm năng lượng nguồn nước, đảm bảo vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu, thì Nhà nước nên có cơ chế hỗ trợ trực tiếp doanh nghiệp sử dụng điện tái tạo nhằm tạo động lực chuyển đổi mạnh hơn nữa mô hình này ở doanh nghiệp.

Bên cạnh đó thì các doanh nghiệp nên đề xuất với chính phủ để thúc đẩy mô hình điện mặt trời mái nhà cho doanh nghiệp sản xuất để hỗ trợ thúc đẩy doanh nghiệp sử dụng năng lượng tái tạo.

Về phía Chính phủ cần hoàn thiện các cơ chế chính sách, có những giải pháp đột phá trong việc đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo môi trường đầu tư thuận lợi để hợp tác phát triển và thực hiện các dự án về chuyển đổi năng lượng. Đồng thời, cần tăng cường phổ biến, tuyên truyền để người dân và doanh nghiệp hiểu được những cơ hội, lợi ích lâu dài từ việc tham gia các sáng kiến toàn cầu về giảm phát thải khí nhà kính cũng như những thách thức trong ngắn hạn về chuyển đổi năng lượng, chuyển từ nhiên liệu hóa thạch sang năng lượng tái tạo…

Ông Đào Du Dương, Trưởng VP Đại diện Hiệp hội Năng lượng Sạch Việt Nam tại TP HCM:

Lợi ích mang lại cho cộng đồng doanh nghiệp của điện mặt trời mái nhà là khá rõ ràng. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện triển khai còn 7 vướng mắc lớn.

Thứ nhất là các quy định điều kiện lắp đặt cho điện mặt trời vẫn chưa có quy định rõ ràng. Hiện nay những thẩm định về tiêu chuẩn, tính hợp pháp là vẫn chưa rõ, và đa phần mang tính tự phát.

Thứ hai là vẫn thiếu tính nhất quán và quy định xuyên suốt. Chi phí để thực hiện, cấp phép không phải là nhỏ nhưng hiện nay mỗi nơi, mỗi địa phương làm khác nhau. Một số doanh nghiệp vẫn còn lúng túng do vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể.

Thứ ba là vấn đề phòng cháy chữa cháy. Hiện nhiều doanh nghiệp đang phải làm hồ sơ rất khó khăn. Cũng rất mong các thủ tục rõ ràng và thuận tiện hơn.
Thứ tư, là vấn đề nghiệm thu các chủ đầu tư. Nên có đầu mối, đường dây nóng để nhận ý kiến và đưa ra hỗ trợ cho doanh nghiệp.
Thứ năm, cần phải có quy định về tiêu chí lắp đặt.
Thứ sáu, là cần có định nghĩa về “tự dùng”. Các khái niệm, định nghĩa về “pin năng lượng”, “tự dùng” nên rõ ràng hơn, phù hợp với thực tế hơn để có một thái độ đúng hơn.
Cuối cùng, cần những kênh cung cấp những thông tin chính thống, chính xác.