Trong thời điểm hiện tại, các tác động đáng kể đối với việc làm sẽ có thể xảy ra. Tuy nhiên, các ảnh hưởng này được đánh giá rất khác nhau tùy thuộc vào thiết kế cụ thể của số hóa và thành công trong các nỗ lực phát triển trình độ chuyên môn cần thiết.

Ba quá trình phát triển mang tính cấu trúc đang định hình sự chuyển đổi này: Toàn cầu hóa, Linh hoạt hóa và Số hóa.

Ba quá trình phát triển mang tính cấu trúc đang định hình sự chuyển đổi này: Toàn cầu hóa, Linh hoạt hóa và Số hóa.

Việc làm sẽ không bao giờ “cạn kiệt”

Đặc biệt, trong tương lai, các công việc hoàn toàn mới sẽ xuất hiện và việc làm sẽ không bao giờ bị “cạn kiệt”.

Nhìn chung, những người chiến thắng trong quá trình số hóa này là những người có trình độ cao hơn. Sẽ có sự gia tăng việc làm, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông, cũng như trong ngành y tế, khu vực dịch vụ và các hoạt động sáng tạo không thể tự động hóa như nhiều quy trình trong nhà máy hoặc bộ phận hành chính. Và trái với những gì nhiều người hiện nay vẫn tưởng, những người thua cuộc thì không phải chủ yếu là những người có kỹ năng thấp.

Sự thay đổi lớn nhất sẽ diễn ra trong phân khúc thị trường lao động trung cấp có kỹ năng. Nhiều quy trình cố định đang được thay thế bằng hệ thống ERP hoặc rô-bốt, và trong bước phát triển hơn nữa của chuyển đổi số, trí tuệ nhân tạo sẽ đảm nhiệm các quy trình đó. Ở những vùng có nhiều ngành sản xuất, về mặt lý thuyết nhiều việc làm sẽ bị thay thế hơn.

Tuy nhiên, điều này không bắt buộc dẫn đến là số lượng việc làm của vùng đó bị giảm đi. Một ngành công nghiệp mạnh cũng có thể là một lợi thế cạnh tranh nếu ngành đó đi theo con đường số hóa. Các vùng có cơ sở hạ tầng giáo dục tốt sẽ hưởng lợi từ số hóa nhiều hơn trong tương lai.

Và chúng ta không chỉ đang nói về những lao động có trình độ trong tương lai mà giờ vẫn đang học phổ thông hay đại học, mà cả về những người đang làm việc. Các chu kỳ đổi mới đang rút ngắn, biến động diễn ra ngày càng nhanh và đối với người lao động, điều đó có nghĩa là họ phải học hỏi và phát triển trong toàn bộ cuộc đời làm việc của mình, đặc biệt là liên quan đến các chủ đề số. Việc tổ chức một khóa đào tạo nội bộ hàng năm giờ đây không còn đủ nữa, mà phải tiến hành đào tạo riêng về ứng dụng các kết quả phát triển mới của kỹ thuật số.

Những tiến bộ kỹ thuật nhanh chóng với tốc độ theo cấp số nhân đã tạo ra chuyển đổi số, và kéo theo đó, những thay đổi trong việc làm cũng cho thấy những biến động xã hội trong thời điểm hiện tại, điều mà vẫn còn khó phân loại. Sinh viên tốt nghiệp đại học và các cá nhân có kỹ năng khác, những người có cả chuyên môn số và kỹ năng sống trong điều kiện làm việc đã thay đổi trong các công ty, là những thành phần không thể thiếu được cho sự thay đổi sang một xã hội số và môi trường làm việc số, và bảo đảm cho sự phát triển tiếp theo để trở thành Smart Việt Nam (Việt Nam Thông minh).

Ba quá trình phát triển mang tính cấu trúc đang định hình sự chuyển đổi này: Toàn cầu hóa, Linh hoạt hóa và Số hóa. Toàn cầu hóa bao gồm sự hội nhập trên toàn thế giới của các cấu trúc kinh tế, chính trị và xã hội, một mặt dẫn đến sự phụ thuộc lẫn nhau ngày càng tăng, nhưng mặt khác cũng dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt về các vị trí lãnh đạo chính trị và kinh tế.

Ngoài ra, linh hoạt hóa là một yêu cầu toàn diện để thích ứng với lối sống và việc làm có thu nhập theo kiểu mới. Cuộc sống của chúng ta đang trở nên di động hơn, ranh giới giữa giờ làm việc, nơi làm việc, thời gian riêng tư, gia đình và công việc đang trở nên lỏng lẻo hơn và có thể thay đổi liên tục. Linh hoạt có nghĩa là được chuẩn bị đầy đủ cho những yêu cầu của đời sống và việc làm phức tạp hơn. Học tập suốt đời là việc không thể thiếu được, và từ đó dẫn đến việc chúng ta sống và làm việc trong một quá trình tái tổ chức liên tục.

Đồng thời, chúng ta phải đối mặt với câu hỏi rằng ở đâu mà mình vẫn có thể tìm thấy sự an toàn, ổn định và những lý lẽ bảo vệ cho các hành động của mình trên cơ sở các giá trị đáng tin cậy. Sống và làm việc linh hoạt mang lại nhiều lựa chọn, nhưng cũng tạo ra căng thẳng và xung đột thường trực. Số hóa và chuyển đổi số được đan xen chặt chẽ với toàn cầu hóa và tính linh hoạt. Số hóa cho phép kết nối mạng toàn cầu và do đó tương tác thời gian thực trên toàn cầu. Nó không chỉ kết nối con người, mà còn kết nối cả các quá trình tạo ra giá trị hay các giao dịch kinh tế như thương mại hàng hóa, thị trường tài chính và vốn.

Trong một thời gian rất ngắn, sự lan truyền của COVID-19 cũng đã có tác động đến cách chúng ta học tập và làm việc. Quá trình số hóa môi trường làm việc đã tiến triển không ngừng trong một thời gian dài. Tuy nhiên, sự lây lan của virus trên khắp thế giới và các biện pháp bảo đảm an toàn được đưa ra để đối phó với đại dịch hiện đang thúc đẩy quá trình này nhanh chóng hơn, cũng như cách thức sử dụng công nghệ mới tại nơi làm việc và cách chúng ta làm việc. Người lao động và các doanh nghiệp đã học được rất nhiều và rất nhanh thông qua các biện pháp làm việc tại nhà và có thể cho rằng sau COVID-19, các tổ chức sẽ thể hiện một bộ mặt khác.

10 khuyến nghị để chuyển đổi số bao trùm


Trên thực tế, Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, phê duyệt Quyết định số 749/QĐ-TTG ngày 03 tháng 6 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ, là cơ sở cho Chuyển đổi số tại Việt Nam. Do đó, các khuyến nghị sau đây nhằm hỗ trợ giai đoạn thực hiện để chuyển đổi số mang tính bao trùm.

 cần phải có một nỗ lực mạnh mẽ về giáo dục và phát triển nhân sự số, được hỗ trợ bởi các nguồn lực thích hợp, để thúc đẩy phát triển kinh tế

cần phải có một nỗ lực mạnh mẽ về giáo dục và phát triển nhân sự số, được hỗ trợ bởi các nguồn lực thích hợp, để thúc đẩy phát triển kinh tế.

Thứ nhất, chuyển đổi số bao trùm giải quyết những sự không chắc chắn này thông qua sự hỗ trợ có mục tiêu cho từng nhóm người, vùng hoặc ngành có nguy cơ bị tụt hậu. Bản đồ Kỹ năng có thể giúp xác định và thúc đẩy những kỹ năng và năng lực có thể được đưa vào các chương trình giáo dục và đào tạo. Nó cũng giúp có được một cái nhìn tổng quan tốt về thị trường việc làm ở các vùng và địa phương và cung cấp hỗ trợ có mục tiêu cho các công ty, tổ chức và người dân tại địa phương trong các hoạt động thực hiện số hóa của họ.

Đặc biệt trong một cơ cấu kinh tế phi tập trung được tạo thành bởi các doanh nghiệp vừa và nhỏ và những “nhà vô địch tiềm ẩn”, việc xây dựng chiến lược số của vùng có tính đến các yêu cầu của nền kinh tế địa phương và người lao động là cần thiết.

Thứ hai, cần phải có một nỗ lực mạnh mẽ về giáo dục và phát triển nhân sự số, được hỗ trợ bởi các nguồn lực thích hợp, để thúc đẩy phát triển kinh tế. Một cách lý tưởng, hệ thống giáo dục dọc theo các cấp trình độ nên mang lại cho những người trẻ tuổi một lợi thế ban đầu để làm việc thành công trong thời đại số. Nhưng điều này chỉ có được nếu giáo viên và giảng viên cũng có các kỹ năng số phù hợp để truyền lại cho học sinh hoặc sinh viên của mình.

Thứ ba, một Nền tảng Giáo dục Quốc gia có thể bao gồm toàn bộ ngành giáo dục và có thể được sử dụng miễn phí bởi tất cả các bên liên quan đến giáo dục. Nó có các giao diện mở tiêu chuẩn để kết nối các nền tảng quốc gia và quốc tế hiện có thông qua các cổng. Quyền truy cập sẽ cho phép sử dụng mọi nội dung hiện có, bất kể địa điểm và thời gian. Nội dung học tập số chất lượng cao phải được cung cấp trên nền tảng này trong các điều kiện bảo vệ dữ liệu nghiêm ngặt.

Thứ tư, chính quyền vùng và địa phương có thể đóng vai trò dẫn đầu trong việc hợp tác hoặc là tham gia một phần trong các trung tâm năng lực số địa phương để hỗ trợ về mặt thể chế, địa điểm, không gian làm việc chung và cơ sở hạ tầng CNTT. Các trung tâm này có năng lực về kỹ thuật số, khoa học, phương pháp luận truyền đạt thực tiễn và là cố vấn cho các cơ sở giáo dục, tổ chức, doanh nghiệp cũng như cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ và công ty khởi nghiệp.

Ngoài ra, các trung tâm này có thể kết nối một cách hiệu quả các nhà khoa học, chuyên gia giảng dạy, học sinh thực tập, các công ty đào tạo trong trường học và hỗ trợ đào tạo kỹ thuật số cho giáo viên, tư vấn cho các trường về cơ sở hạ tầng CNTT, lập kế hoạch truyền thông, giảng dạy và phát triển nhân sự theo yêu cầu.

Thứ năm, theo từng giai đoạn chuyển đổi số, sẽ có những thay đổi tương ứng trong cấu trúc trình độ trong các công ty. Chương trình Tương lai của Việc làm có thể thúc đẩy việc xây dựng các giải pháp cụ thể để duy trì giá trị gia tăng và việc làm. Các trung tâm năng lực cũng có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc xem xét các khả năng thiết kế của các công nghệ mới cho các công việc tại địa phương và kết nối chúng một cách phù hợp với cấu trúc trình độ trong các doanh nghiệp.

Thứ sáu, trước những thách thức này, giới chính trị, doanh nghiệp và các cơ sở giáo dục cần hợp lực để khởi xướng các biện pháp cụ thể trong việc đào tạo cho nhân viên và tiếp tục phát triển bền vững hệ thống giáo dục với trọng tâm lớn hơn vào các kỹ năng số.

Thứ bảy, công nghệ số nên được đón nhận như một phương tiện để nâng cao sự bình đẳng về cơ hội thông qua mở rộng cơ hội việc làm linh hoạt cho số lượng lớn hơn các nhóm vốn vẫn bị gạt ra ngoài lề, chẳng hạn như người nội trợ, người khuyết tật và dân tộc thiểu số.

Thứ tám, các kỹ năng số nên được giảng dạy và quảng bá thật mạnh mẽ hơn nữa trong các trường phổ thông cũng như đại học. Những khoản đầu tư vào học tập số là việc đương nhiên phải làm. Có ý kiến khẳng định rằng việc chuyển hướng sang dạy và học trực tuyến thực sự là cần thiết, vào thời kỳ hậu Covid-19, không chỉ để đảm bảo tính liên tục của giáo dục trong trường hợp có đại dịch sau này xảy ra, mà còn để bảo đảm tăng trưởng kinh tế bền vững, thông qua tăng cường tiếp cận giáo dục đặc biệt là cho những người ở các cộng đồng nông thôn, qua đó giúp xây dựng năng lực cho lực lượng lao động Việt Nam.

Thứ chín, nâng cao năng lực kỹ thuật của các trường học và giáo viên để thiết lập và sử dụng đầy đủ -theo các thực tiễn sư phạm tốt nhất - nền tảng LMS/VLE của họ. Tất cả học sinh và giáo viên phổ thông phải có thể sử dụng thiết bị kỹ thuật số mọi lúc, mọi nơi và miễn phí để truy cập vào nền tảng giáo dục.

Thứ mười, đánh giá năng lực hiện tại và dự kiến của cơ sở hạ tầng CNTT Việt Nam và nội dung cần thiết để cung cấp giáo dục trực tuyến hiệu quả, bao gồm cho những người ở các cộng đồng bị tách biệt về địa lý/kinh tế. Tuy nhiên, cùng lúc với tăng cường tiếp cận giáo dục, các phương pháp sư phạm và thiết kế khóa học cần được đánh giá cẩn thận để bảo đảm rằng chất lượng của các nội dung không bị ảnh hưởng dù số lượng tăng lên nhiều.