Các TCTD đang rất quan tâm Thông tư 36 sửa đổi liên quan tới hoạt động an toàn của hệ thống các ngân hàng thương mại

Các TCTD đang rất quan tâm Thông tư 36 sửa đổi liên quan tới hoạt động an toàn của hệ thống các ngân hàng thương mại

Ba phương án nhằm đảm bảo an toàn của hệ thống

Theo đó, phương án 1, từ ngày thông tư có hiệu lực đến 30/6/2020, áp dụng tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung hạn và dài hạn là 40%; từ 01/7/2020 đến 30/6/2021, tỷ lệ áp dụng là 35%; và từ 01/7/2021 trở đi tỷ lệ áp dụng là 30%.

Phương án 2, từ ngày thông tư có hiệu lực đến 30/6/2020, áp dụng tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung hạn và dài hạn là 40%; từ 01/7/2020 đến 30/6/2021, tỷ lệ áp dụng là 37%; từ 01/7/2021 đến 30/6/2022, tỷ lệ áp dụng là 34%; và từ 01/7/2022 trở đi, tỷ lệ áp TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được phép cấp tín dụng cho khách hàng đầu tư, kinh doanh TPDN do TCTD, công ty con của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành, do DN phát hành, sử dụng tài sản đảm bảo là TPDN mà khách hàng vay mua.

Như vậy để đảm bảo quy định của dự thảo thông tư, để tỷ lệ này giảm về mức 30% từ mức 40% hiện tại, các ngân hàng sẽ phải tiến hành tăng nguồn vốn ngắn hạn cũng như nguồn vốn trung dài hạn, đồng thời giảm tổng dư nợ trung, dài hạn.

Có thể nói, hai phương án được đưa ra, các TCTD chịu sự điều chỉnh của Thông tư sẽ kiến nghị NHNN áp dụng phương án hài hòa hơn. Và nhiều khả năng NHNN cũng sẽ cân nhắc áp dụng phương án 2 nhằm tạo điều kiện cho hệ thống NHTM có thời gian thích nghi với những thay đổi của quy định mới, giảm áp lực đẩy mạnh huy động vốn trong hệ thống qua đó đẩy mặt bằng lãi suất tăng cao.

Từ cuối năm 2018, một số NHTM đã bắt đầu tăng lãi suất để đáp ứng nhu cầu tăng nguồn vốn trung dài hạn trước quy định mới dự kiếm áp dụng vào năm 2019 của NHNN về tỷ lệ vốn ngắn hạn được cho vay trung và dài hạn.

Tính đến thời điểm hiện tại, các NH TMCP đã đẩy mặt bằng lãi suất huy động kỳ hạn trên 12 tháng lên mức cao hơn so với cùng kỳ 2018, với mức cao nhất lên đến 8,6%/năm. Mặt bằng lãi suất tăng trung bình 0,53% ở các ngân hàng khảo sát so với cùng kỳ 2018. Có 15 trong số 29 ngân hàng có mức lãi suất huy động cao nhất trên 8%/năm, và có 7 ngân hàng tăng lãi suất huy động trên 1%/năm (so với cùng kỳ 2018) bao gồm: TPBank, NH Bản Việt, VP, SHB…

Hiện VIB, NH An Bình, Maritime Bank và ACB. Mức lãi suất huy động cao nhất trên thị trường 8,6% hiện tại là ở ba ngân hàng: TPBank (kỳ hạn 24 tháng, trên 100 tỷ đồng), VietCapital Bank (trên 24 tháng) và VPBank.

Các ngân hàng cũng liên tục tăng vốn điều lệ, với tốc độ tăng trưởng 12,47%, tương đương với xấp xỉ 72 nghìn tỷ đồng, đạt 576.338 tỷ đồng trong năm 2018. Trong đó, khối NHTMCP tăng vốn điều lệ thêm 65.260 tỷ đồng, chiếm 91% mức tăng của toàn hệ thống, tăng 24,42% so với cùng kỳ, đạt 267.234 tỷ đồng.

Một số NHTMCP đã tăng vốn mạnh mẽ như Techcombank, VPBank, MB, ACB. Techcombank tăng vốn điều lệ gấp 3 lần lên gần 35 nghìn tỷ, hiện tại ngân hàng này đang đứng thứ 3 về vốn điều lệ chỉ sau Vietinbank và Vietcombank. VPBank tăng 61% vốn điều lệ, từ mức 15.700 tỷ năm 2017, tăng thêm 9.600 tỷ đồng lên 25,3 nghìn tỷ đồng năm 2018.

MB tăng gần 3.500 tỷ đồng lên 21.600 tỷ đồng vốn điều lệ năm 2018, cả ba ngân hàng này đều tăng vốn bằng phương thức chia cổ phiếu thưởng. Xu hướng tăng vốn điều lệ dự báo sẽ tiếp tục diễn ra trong bối cảnh các ngân hàng đồng thời phải đáp ứng yêu cầu vốn tối thiểu theo tiêu chuẩn Basel II theo Thông tư 41/2016/TT-NHNN với thời hạn quy định từ ngày 1/1/2020.

Tác động thế nào tới hệ thống NHTM và nền kinh tế?

Xét trên bình diện toàn hệ thống, tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn trung bình của toàn hệ thống NHTM dao động trong khoảng 30-32%. Với mức cho phép hiện tại là 40% đến tháng 6/2020 và lộ trình giảm xuống 30% đến giữa năm 2021, nhìn chung áp lực lên toàn bộ hệ thống không quá lớn và hoàn toàn có khả năng đáp ứng quy định mới.

Tuy nhiên, áp lực huy động vốn sẽ tăng lên tại các NHTM cụ thể có tỷ lệ tín dụng dài hạn cao khiến các NHTM này phải tăng lãi suất huy động và qua đó kéo mặt bằng lãi suất huy động toàn hệ thống tăng lên.

Tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn theo số liệu tháng 01/2019 của NHNN tại các NHTM nhà nước và NHTMCP lần lượt ở mức 31,56% và 32,94%. Các ngân hàng sẽ phải điều chỉnh cơ cấu kỳ hạn nguồn vốn và cơ cấu sử dụng nguồn vốn để đảm bảo thực hiện quy định của NHNN.

Tỷ trọng tín dụng trung dài hạn chiếm trung bình 52,7% tổng dư nợ do đó cũng không phải quá áp lực trên bình diện toàn hệ thống. Tuy nhiên đối với một số ngân hàng có tỷ lệ này cao ở mức quanh 80% nhiều khả năng sẽ phải chủ động cơ cấu lại các khoản vay của mình để đảm bảo yêu cầu của Thông tư.