>>>Dự án Luật Dầu khí (sửa đổi): Phân định tài nguyên Nhà nước với phần sở hữu PVN

Trong hai năm đại dịch Covid-19 vừa qua, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) cho biết đã trải qua giai đoạn khó khăn nhất trong lịch sử 45 năm thành lập bởi cú sốc mang tên Covid.

ập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) cho biết đã trải qua giai đoạn khó khăn nhất trong lịch sử 45 năm thành lập bởi cú sốc mang tên Covid.

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) cho biết đã trải qua giai đoạn khó khăn nhất trong lịch sử 45 năm thành lập bởi cú sốc mang tên Covid.

Cụ thể, do ảnh hưởng nặng nề từ dịch Covid-19 nên nhu cầu tiêu thụ dầu, khí, điện suy giảm mạnh. Nhu cầu tiêu thụ xăng dầu suy giảm mạnh, khoảng chênh lệch giá giữa sản phẩm và dầu thô (crack margin) bị thu hẹp rất nhiều so với năm 2019 dẫn đến các đơn vị trong lĩnh vực sản xuất và phân phối xăng dầu như: Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR), Công ty TNHH Lọc hóa dầu Nghi Sơn, Tổng công ty Dầu Việt Nam (PVOil) gặp rất nhiều khó khăn trong sản xuất, kinh doanh.

Bên cạnh đó, giá dầu suy giảm sâu dẫn đến hoạt động đầu tư trong lĩnh vực E&P của PVN phải dừng/giãn tiến độ, ảnh hưởng đến sản lượng khai thác dầu khí của PVN năm 2021 và những năm tiếp theo. Đồng thời, ảnh hưởng đến khối lượng công việc của các đơn vị trong lĩnh vực dịch vụ dầu khí ngay trong năm 2020 và năm 2021. Từ đó dẫn đến nguồn thu của PVN suy giảm mạnh (lợi nhuận hợp nhất năm 2020 giảm trên 57% so với năm 2019), ảnh hưởng rất lớn đến nguồn lực của PVN để thực hiện các mục tiêu kế hoạch trung hạn, dài hạn và chiến lược phát triển của Tập đoàn trong những năm tới.

Một số dự án đầu tư trọng điểm của PVN và đơn vị thành viên chậm tiến độ thêm từ 6 tháng đến 1 năm do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 như: Dự án Đường ống dẫn khí Nam Côn Sơn 2 (giai đoạn 2), Dự án Đường ống dẫn khí Sao Vàng - Đại Nguyệt; Dự án Nhà máy điện Thái Bình 2, Lô B, Cá Voi Xanh; Dự án Kho cảng LNG Sơn Mỹ… Giá trị thực hiện đầu tư đạt thấp do ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Sang năm 2021, chuỗi cung ứng nguyên vật liệu bị gián đoạn/đứt gãy, lưu thông hàng hóa, sản phẩm, nguyên nhiên vật liệu của các đơn vị đã gặp khó khăn do nhân lực, phương tiện vận chuyển phải tuân thủ các biện pháp phòng dịch chặt chẽ.

Nhu cầu tiêu thụ sản phẩm khí, điện, xăng dầu và hóa dầu năm 2021 vẫn suy giảm mạnh do giãn cách xã hội và siết chặt giao thông để phòng chống dịch Covid-19. Các chỉ tiêu khai thác khí, sản xuất điện của Tập đoàn không hoàn thành kế hoạch đề ra (sản lượng khí bằng 76% kế hoạch năm, sản xuất điện bằng 70% kế hoạch năm, giảm lần lượt 19% và 17% so với năm 2020).

>>>Tái cơ cấu DNNN: PVN đề xuất bán dự án yếu kém cho ngân hàng

>>>Lãnh đạo PVN nói về 5 dự án thua lỗ nghìn tỷ

Công tác tổ chức làm việc kéo dài ngoài biển và ở nước ngoài (Malaysia, Brunei, Qatar…) có tác động tới sức khỏe tâm lý người lao động; việc nhập cảnh chuyên gia nước ngoài vào các nhà máy, công trình dầu khí gặp khó khăn hơn, làm ảnh hưởng tới tiến độ thực hiện các dự án trọng điểm của PVN như: Dự án Nhà máy Nhiệt điện Sông Hậu 1, Thái Bình 2… ảnh hưởng tiến độ bảo dưỡng tổng thể, sửa chữa tại một số nhà máy, công trình các đơn vị thành viên. Giá trị thực hiện đầu tư không hoàn thành kế hoạch với nguyên nhân lớn do tác động của Covid-19.

Để khắc phục những khó khăn kể trên, hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi, PVN kiến nghị, trước hết, cấp có thẩm quyền chấp thuận Chiến lược phát triển Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2035 để có điều kiện triển khai các giải pháp phát triển bền vững trong những năm tới.

kiến nghị cho phép PVN tham gia phát triển điện gió ngoài khơi nói riêng và các dạng năng lượng tái tạo, năng lượng mới nói chung

PVN kiến nghị được tham gia phát triển điện gió ngoài khơi nói riêng và các dạng năng lượng tái tạo, năng lượng mới nói chung.

Thứ hai, kiến nghị cho phép PVN tham gia phát triển điện gió ngoài khơi nói riêng và các dạng năng lượng tái tạo, năng lượng mới nói chung phù hợp với Nghị quyết số 55 của Bộ Chính trị và xu hướng chuyển dịch năng lượng trên thế giới.

Thứ ba, kiến nghị ủng hộ quan điểm của PVN về Quy hoạch điện VIII. Theo đó, quy hoạch các dự án phát triển nguồn điện cần được xây dựng trên cơ sở tính toán, tối đa hóa việc tiêu thụ nguồn khí khai thác trong nước trên nguyên tắc lợi ích tổng thể quốc gia và an ninh biển; phát huy hiệu quả sử dụng các nhà máy điện và cơ sở hạ tầng đã, đang đầu tư và tối ưu hóa việc sử dụng công suất các hạ tầng đường ống cung cấp khí sẵn có, cũng như cơ sở hạ tầng phục vụ việc nhập khẩu, phân phối khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) theo Quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp khí Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2035 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (tại Quyết định số 60/2017/QĐ-TTg ngày 16/01/2017).

Thứ tư, kiến nghị các ý kiến của PVN đã trình về sửa đổi Luật Dầu khí nhằm cập nhật những thay đổi trong thực tế và công nghệ khai thác dầu khí.

Từng thảo luận về vấn đề này, TS Lê Mạnh Hùng - Tổng Giám đốc PVN nhấn mạnh, bối cảnh mới đã đặt ra yêu cầu cấp thiết và cấp bách phải sửa đổi Luật Dầu khí để tạo cơ chế thu hút đầu tư và phân cấp quyết định, nhằm đẩy nhanh tiến độ sớm đưa các mỏ dầu khí vào khai thác, sử dụng.

Cụ thể, các quy định trong Luật Dầu khí cần phản ánh tính đặc thù của Hoạt động dầu khí như đầu tư lớn; rủi ro cao – chỉ thành công 20%; công nghệ hiện đại, phức tạp; an toàn cháy nổ; thị trường biến động; hoạt động gắn với an ninh quốc phòng; và chịu tác động lớn của địa chính trị,..., do vậy cần bổ sung quy định tại Điều 1 và Điều 3, sửa đồng bộ với Khoản 4 Điều 34 cho dự án đồng bộ, siêu lớn được triển khai theo mô hình “chuỗi”.

Ngoài ra, việc áp dụng Luật Dầu khí trong hoạt động đầu tư, lựa chọn nhà thầu, ký kết hợp đồng dầu khí về thẩm quyền, trình tự, thủ tục cần được quy định rõ để tránh chồng chéo, hiểu nhầm khi áp dụng. Tương tự như vậy, cần xem xét bổ sung quy định việc lựa chọn nhà thầu cung cấp hàng hóa, dịch vụ phục vụ hoạt động dầu khí sẽ áp dụng theo quy định của Luật Dầu khí và Hợp đồng dầu khí.

Bên cạnh đó, cần bảo đảm tính khả thi trong thu hút đầu tư vào hoạt động dầu khí, bảo đảm cạnh tranh ngang bằng khu vực, phù hợp với bối cảnh, điều kiện của Việt Nam, bảo đảm lợi ích của nhà đầu tư và Nhà nước. Đề nghị mở rộng phạm vi áp dụng chính sách ưu đãi đối với các hợp đồng đã được ký kết và đang thực hiện nhưng phát hiện có quy mô nhỏ, hiệu quả cận biên, nhằm tận thu tài nguyên và tiết kiệm thời gian. Đặc biệt, cần quy định rõ vai trò, chức năng, nhiệm vụ của Tập đoàn Dầu khí Việt khi PVN thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với hoạt động dầu khí cũng như khi PVN là nhà thầu dầu khí.