Theo thông tin Diễn đàn Doanh nghiệp có được, tại cuộc làm việc với Tổng cục địa chất và khoáng sản Việt Nam, chính quyền tỉnh Quảng Nam đề nghị phê duyệt đề án đóng cửa mỏ vàng Bồng Miêu - Một mỏ vàng lớn nhất nước đã bị khai thác cạn kiệt sau nhiều thập kỷ. Tuy nhiên, để đóng cửa mỏ vàng này cần nguồn kinh phí lên đến 19 tỷ đồng.

Nợ chồng nợ, giấy phép khai thác tại mỏ vàng Bồng Miêu hết hạn (Sở KH-ĐT Quảng Nam đã không đồng ý gia hạn) đồng nghĩa mỏ vàng phải ngừng hoạt động

Nợ chồng nợ, giấy phép khai thác tại mỏ vàng Bồng Miêu hết hạn (Sở KH-ĐT Quảng Nam đã không đồng ý gia hạn) đồng nghĩa mỏ vàng phải ngừng hoạt động

Sau nhiều thập niên tổ chức khai thác của công ty nước ngoài tại mỏ vàng Bồng Miêu - Mỏ vàng lớn nhất nước đã thu hàng chục tấn vàng và các loại kim loại quí hiếm khác.

Đến khi nhận thấy tài nguyên khoáng sản vàng đã cạn kiệt nên liên tục nhiều năm, công ty này báo lỗ và bỏ về nước, để lại một đống sắt vụn và một đống nợ hàng trăm tỷ đồng thuế các loại.

Theo hồ sơ cấp phép khai thác khoáng sản tại Sở Tài nguyên môi trường Quảng Nam, công ty TNHH khai thác vàng Bồng Miêu được Bộ công nghiệp nặng (nay là Bộ Công thương) cấp giấy phép khai thác khoáng sản vàng gốc tại khu vực mỏ vàng Bồng Miêu, xã Tam Lãnh, huyện Phú Ninh. Thời hạn giấy phép đến ngày 5/3/2016.

Lãnh đạo tỉnh Quảng Nam đề nghị Bộ TN-MT bố trí ngân sách để đảm bảo đóng cửa mỏ vàng Bồng Miêu vì đây là đề án do Bộ làm chủ đầu tư.

Lãnh đạo tỉnh Quảng Nam đề nghị Bộ TN-MT bố trí ngân sách để đảm bảo đóng cửa mỏ vàng Bồng Miêu vì đây là đề án do Bộ làm chủ đầu tư.

Trong quá trình hoạt động, công ty cũng có thực hiện việc cải tạo, phục hồi môi trường một phần diện tích đã khai thác và ký quĩ phục hồi môi trường nhưng không đáng kể.

Tuy nhiên, đến thời điểm này, giấy phép khai thác tại mỏ vàng này đã hết hạn gần 3 năm nhưng công ty vẫn chưa thực hiện hoàn chỉnh việc cải tạo, phục hồi môi trường và đóng cửa mỏ theo quy định như đã cam kết.

Việc kéo dài phục hồi môi trường, không thực hiện đóng cửa mỏ theo qui định đã tạo điều kiện cho vàng tặc hoành hành nhiều năm nay gây mất an ninh trật tự tại khu vực mỏ vàng này.

Bộ Tài nguyên Môi trường đã nhiều lần yêu cầu, đôn đốc công ty lập hồ sơ đóng cửa mỏ vàng Bồng Miêu trình bộ xem xét thẩm định, phê duyệt và hạn cuối cùng để thực hiện là hết tháng 6/2017.

Nhưng đến nay đã hơn 1 năm trôi qua công ty này vẫn không thực hiện theo yêu cầu nên Bộ Tài nguyên Môi trường đã giao Tổng cục địa chất khoáng sản Việt Nam kiểm tra thực tế, triển khai việc lập đề án đóng cửa mỏ vàng Bồng Miêu.

Công ty vàng Bồng Miêu đã bị lỗ lũy kế đến 30,1 triệu USD (tương đương khoảng 673 tỉ đồng) trong khi vốn điều lệ chỉ có 3 triệu USD

Công ty vàng Bồng Miêu đã bị lỗ lũy kế đến 30,1 triệu USD (tương đương khoảng 673 tỉ đồng) trong khi vốn điều lệ chỉ có 3 triệu USD

Tháng 12/2018, Bộ Tài nguyên Môi trường có công văn đề nghị UBND tỉnh Quảng Nam có ý kiến đối với đề án đóng cửa mỏ sau khi đơn vị tư vấn đã chỉnh sửa, đồng thời đề nghị tỉnh bổ sung dự toán chi ngân sách năm 2019, trình HĐND cùng cấp thông qua để làm cơ sở bổ sung kinh phí thực hiện đề án đóng cửa mỏ. Để thực hiện việc đóng cửa mỏ vàng này cần nguồn kinh phí hơn 19 tỷ đồng.

Theo lãnh đạo tỉnh Quảng Nam, kinh phí đóng cửa mỏ, tỉnh này đề nghị Bộ Tài nguyên Môi trường bố trí ngân sách để đảm bảo thực hiện đề án vì đây là đề án do Bộ làm chủ đầu tư, việc bố trí ngân sách của tỉnh là không thể.

Vào tháng 11/2017, TAND tỉnh Quảng Nam đã ban hành quyết định mở thủ tục phá sản đối với công ty TNHH khai thác vàng Bồng Miêu, vì vậy công ty khai thác khoáng sản nước ngoài này gần như đã không còn hoạt động.

Vì không thực hiện đóng cửa mỏ theo qui định, nên theo chính quyền địa phương xã Tam Lãnh huyện Phú Ninh cho biết tình trạng khai thác vàng trái phép tại mỏ vàng Bồng Miêu diễn biến khá phức tạp gây mất an ninh trật tự tại địa phương.

Để đảm bảo an toàn và xử lý dứt điểm nạn vàng tặc đang hoành hành tại khu vực mở vàng Bồng Miêu, tỉnh Quảng Nam kiến nghị bộ Tài Nguyên và Môi trường khẩn trương phê duyệt đề án đóng cửa mỏ vàng Bồng Miêu và chỉ đạo các đơn vị có liên quan đẩy nhanh tiến độ thực hiện việc đóng cửa mỏ, phục hồi môi trường tại mỏ vàng này.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Trí Thanh cho biết tại cuộc làm việc rằng nguồn kinh phí đóng cửa mỏ cần 19 tỷ đồng. Hiện chỉ mới có 6,4 tỷ đồng công ty này ký quĩ phục hồi môi trường trong quá trình khai thác. Hiện vẫn còn thiếu khoảng 13 tỷ đồng.

Hiện việc quản lý và bảo vệ tại khu vực mỏ vàng Bồng Miêu gặp rất nhiều khó khăn do nạn vàng tặc hoành hành.

Theo ước tính, đến giữa năm 2014, Công ty vàng Bồng Miêu đã bị lỗ lũy kế đến 30,1 triệu USD (tương đương khoảng 673 tỉ đồng) trong khi vốn điều lệ chỉ có 3 triệu USD. Còn Công ty vàng Phước Sơn cũng có mức lỗ lũy kế gần 16 triệu USD (tương đương gần 360 tỉ đồng) trong khi vốn điều lệ là 5 triệu USD. Như vậy tổng lỗ lũy kế tính đến giữa năm 2014 của 2 công ty này đã lên đến hơn 1.000 tỉ đồng.

Nợ chồng nợ, giấy phép khai thác tại mỏ vàng Bồng Miêu hết hạn (Sở KH-ĐT Quảng Nam đã không đồng ý gia hạn) đồng nghĩa mỏ vàng phải ngừng hoạt động. Nhưng khoản nợ thuế khủng 5 năm qua vẫn chưa thanh toán khiến Quảng Nam chạy đông chạy đáo ngồi nhìn đống sắt vụn mà hai công ty này để lại cho Quảng Nam sau gần 2 thập niên tổ chức khai thác.