Đó là tàu Âu Cơ QN - 8889 của Công ty TNHH Du thuyền Bhaya và tàu QN - 8298 của Công ty TNHH Biển Ngọc. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ dự án “Thúc đẩy tăng trưởng xanh tại khu vực Vịnh Hạ Long” do JICA tài trợ giai đoạn 2 cho tỉnh Quảng Ninh.

Để được cấp chứng nhận nhãn sinh thái Cánh buồm xanh, tàu du lịch phải đạt 29 tiêu chí, trong đó có 15 tiêu chí bắt buộc, 9 tiêu chí khuyến khích, 5 tiêu chí cao cấp, tập trung vào hoạt động bền vững về môi trường, ngăn ngừa và giảm thiểu ô nhiễm tiếng ồn, không khí, giảm thiểu ô nhiễm chất thải, nước thải và bảo vệ đa dạng sinh học.

Lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh trao nhãn sinh thái Cánh buồm xanh cho đại diện lãnh đạo 2 tàu du lịch QN - 8298 và QN - 8889. Ảnh Thu Nguyên

Lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh trao nhãn sinh thái Cánh buồm xanh cho đại diện lãnh đạo 2 tàu du lịch QN - 8298 và QN - 8889. Ảnh Thu Nguyên

Ông Đặng Huy Hậu, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Ninh nhấn mạnh, các doanh nghiệp tàu du lịch được cấp nhãn sinh thái cần thực hiện nghiêm các tiêu chí theo quy định bảo vệ môi trường. Trong đó cần nâng cao chất lượng dịch vụ, đảm bảo tuyệt đối an toàn cho du  khách.

Cũng theo ông Hậu, thời gian tới, Quảng Ninh sẽ tiếp tục siết chặt quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trên Vịnh Hạ Long, đưa ra lộ trình thực hiện gắn nhãn sinh thái Cánh buồm xanh cho tất cả các tàu du lịch. Những phương tiện không đủ tiêu chuẩn dán nhãn sinh thái sẽ không được phép hoạt động chở khách trên Vịnh Hạ Long, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ, bảo vệ môi trường, phát triển du lịch bền vững.