Tuy kinh phí bảo trì nhà chung cư (bằng 2% giá trị căn hộ) khá lớn nhưng quy định về quản lý sử dụng quỹ này còn sơ sài dẫn đến rất nhiều tranh chấp, chiếm dụng đã xảy ra.

p/Bức xúc về việc bị “om” quỹ bảo trì, nhiều cư dân tại chung cư “dát vàng” Hòa Bình Green City đã liên tục “xuống đường” căng băng rôn, biểu tình.

Bức xúc về việc bị “om” quỹ bảo trì, nhiều cư dân tại chung cư “dát vàng” Hòa Bình Green City đã liên tục “xuống đường” căng băng rôn, biểu tình.

Đây được coi là một "tiền lệ xấu" trong câu chuyện chưa có hồi kết liên quan đến những khiếu nại của các cư dân chung cư trên cả nước liên quan đến quỹ bảo trì khi chủ đầu tư nhất định “om” tới 41 tỷ đồng khiến nhiều cư dân đã liên tục “xuống đường” đòi quyền lợi.

Các cư dân cho rằng, thời điểm được mời mua nhà, dự án được giới thiệu là chung cư cao cấp với một số vị trí trong tòa nhà được dát vàng, dịch vụ quảng cáo "trong mơ", tiêu chuẩn chất lượng 6 sao. Vậy nên nhiều người cho rằng đã bị chủ đầu tư “lừa” bởi, sau khi phải đóng phí bảo trì cao “ngất ngưởng” thì lại bị chủ đầu tư “om” suốt nhiều năm.

Sự việc chỉ đi tới hồi kết khi cuối tháng 4/2020 UBND TP Hà Nội phải ra quyết định xử phạt đơn vị này 125 triệu đồng do chậm bàn giao quỹ bảo trì cho Ban quản trị.

Theo Luật sư Nguyễn Thành Luân – Giám đốc công ty TNHH Luật Hà Việt: Để tránh những trường hợp như Hoà Bình Green City, phí bảo trì phải thu ngay thời điểm bàn giao nhà nhưng không nên nhập về tài khoản của chủ đầu tư, chính quyền địa phương cần lập một tài khoản để chuyển vào.

"Tài khoản này chỉ được phép rút ra khi đã thành lập được Ban quản trị hoặc chuyển tên sang chủ tài khoản là Ban quản trị. Trách nhiệm của cư dân là lựa chọn những ứng viên có năng lực, phẩm chất đạo đức tốt" - ông Luân cho biết.

KỲ II: Cơ chế ba bên