LTS: Dự thảo Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050 do Bộ TN&MT xây dựng đang lấy ý kiến cho thấy, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hàng năm của các cấp vẫn là những căn cứ quan trọng để Nhà nước thực hiện thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất. Chính vì vậy, một tầm nhìn chiến lược với những dự báo chính xác, sát thực cho nhu cầu sử dụng đất chính là nhiệm vụ then chốt để phát huy nguồn lực trong giai đoạn mới.

Diễn đàn Doanh nghiệp trích đăng bài viết của PGS.TS. Nguyễn Đình Thọ - Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường, đơn vị được Bộ Tài nguyên Môi trường giao hoàn thiện dự thảo.

 một tầm nhìn chiến lược với những dự báo chính xác, sát thực cho nhu cầu sử dụng đất chính là nhiệm vụ then chốt để phát huy nguồn lực trong gian đoạn mới.

Một tầm nhìn chiến lược với những dự báo sát thực cho nhu cầu sử dụng đất chính là nhiệm vụ then chốt để phát huy nguồn lực trong giai đoạn mới

Theo báo cáo tổng kết thi hành Luật Đất đai của 59 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, đến năm 2020, tổng diện tích đất đã giao cho các đối tượng sử dụng là 26.842.798 ha, chiếm 81,04% tổng diện tích tự nhiên.

HIỆN TRẠNG BIẾN ĐỘNG CÁC NHÓM ĐẤT

Trong đó, hộ gia đình và cá nhân đang sử dụng 15.875.758 ha, chiếm 47,93% tổng diện tích tự nhiên. Các tổ chức trong nước đang sử dụng 10.568.289 ha, chiếm 31,91% tổng diện tích tự nhiên. Các tổ chức nước ngoài (doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tổ chức ngoại giao) sử dụng 46.490 ha, chiếm 0,14% tổng diện tích tự nhiên và bằng 0,17% diện tích đất đã giao cho các đối tượng sử dụng.

Xu hướng biến động nhóm đất nông nghiệp theo vùng thời kỳ 2011 - 2020 	Nguồn: Tổng cục Quản lý Đất đai

Xu hướng biến động nhóm đất nông nghiệp theo vùng thời kỳ 2011 - 2020 (Nguồn: Tổng cục Quản lý Đất đai, Bộ TNMT)

Người Việt Nam định cư ở nước ngoài sử dụng 3 ha. Cộng đồng dân cư và cơ sở tôn giáo đang sử dụng là 352.258 ha, chiếm 1,06% tổng diện tích tự nhiên và bằng 1,31% diện tích đất đã giao cho các đối tượng sử dụng. Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý 4.945.753 ha, chiếm 14,93% tổng diện tích tự nhiên của cả nước và bằng 78,74% diện tích đất theo đối tượng quản lý.

Tổ chức phát triển quỹ đất quản lý 9.870 ha, chiếm 0,03% tổng diện tích tự nhiên của cả nước và bằng 0,16% diện tích đất theo đối tượng quản lý. Cộng đồng dân cư và tổ chức khác quản lý 1.325.176 ha, chiếm 4% tổng diện tích tự nhiên của cả nước và bằng 21,10% diện tích đất theo đối tượng quản lý.

Năm 2020, nhóm đất nông nghiệp là 27.987,57 nghìn ha, tăng 1.761,17 nghìn ha so với năm 2010 (bình quân tăng khoảng 176,12 nghìn ha/năm), diện tích tăng tập trung chủ yếu vào đất rừng đặc dụng, rừng sản xuất và đất nuôi trồng thủy sản. Nhóm đất phi nông nghiệp có 3.930,94 nghìn ha (tăng 225,87 nghìn ha so với năm 2010), chiếm 11,87% diện tích tự nhiên.

Xu hướng biến động nhóm đất phi nông nghiệp theo vùngp/thời kỳ 2011 - 2020 	Nguồn: Tổng cục Quản lý Đất đai

Xu hướng biến động nhóm đất phi nông nghiệp theo vùng thời kỳ 2011 - 2020 (Nguồn: Tổng cục Quản lý Đất đai, Bộ TNMT)

Thời kỳ 2011 - 2020, đất đô thị tăng thêm 125,27 nghìn ha, bình quân tăng 25,05 nghìn ha/năm (riêng đất ở tại đô thị tăng bình quân trên 8,01 nghìn ha/năm), hình thành hệ thống mạng lưới đô thị phân bố tương đối hợp lý trên các vùng lãnh thổ cả nước, thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

ĐẤT XÂY DỰNG ĐÔ THỊ TĂNG, TỶ LỆ ĐẤT CÂY XANH THẤP

Diện tích đất xây dựng đô thị của cả nước tăng nhanh (gấp 1,25 lần so với năm 2010); bình quân đầu người 195 m2/người, cao hơn 1,05 lần so với chỉ tiêu cho năm 2010, cơ bản đạt được yêu cầu về mức bình quân diện tích đất đô thị trên người của một đô thị hiện đại.

Tuy nhiên, đất đô thị tăng phần lớn do các Quyết định hành chính và nhanh hơn so với yêu cầu của phát triển kinh tế nên còn tình trạng dự án treo, quy hoạch treo, đất bỏ hoang, chậm đưa vào sử dụng, tỷ lệ đất dành cho xây dựng cơ sở hạ tầng còn thấp (chiếm khoảng 29,78%), đặc biệt tỷ lệ đất dành cho giao thông khoảng 16% đất xây dựng đô thị (yêu cầu phải đạt tỷ lệ cần thiết phải là 20 - 25%), giao thông tĩnh chỉ đạt  dưới 1% (yêu cầu phải đạt tối thiểu từ 3 - 3,5% diện tích đất xây dựng đô thị).

Diện tích đất dành cho xây dựng các công trình cấp, thoát nước, tỷ lệ đất cây xanh đạt thấp so với tiêu chuẩn quy định, diện tích mặt nước (ao, hồ) trong nhiều đô thị bị suy giảm do san lấp xây dựng nhà ở; diện tích đất sân chơi và các công trình công cộng khác còn thiếu, chưa đáp ứng nhu cầu dân sinh.

	Biến động đất đô thị thời kỳ 2011-2020

Biến động đất đô thị thời kỳ 2011-2020 (Nguồn: Tổng cục Quản lý Đất đai, Bộ TNMT)

Kế hoạch sử dụng đất hàng năm đã trở thành căn cứ quan trọng, bắt buộc, để Nhà nước thực hiện thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất.

Nhà nước đã thực hiện thống nhất quản lý đất đai qua công cụ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất triển khai đồng bộ ở các cấp. Diện tích đất chưa sử dụng cơ bản đã được đưa vào sử dụng. Chuyển dịch cơ cấu sử dụng để đáp ứng kịp thời cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh đã được thực hiện thông qua quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quỹ đất được phân bổ. 

KỲ II: Chất lượng quy hoạch sử dụng đất còn hạn chế, thiếu tính khả thi