Trưa 23/8, Bộ Y tế cho biết hiện doanh nghiệp sản xuất thuốc Molnupiravir trong nước đã sẵn sàng cho việc tài trợ 16.000 liều thuốc đầu tiên (tương đương 320.000 viên Molnupiravir 400mg). Đến ngày 5/9, doanh nghiệp dự kiến cung cấp tiếp 100.000 liều. Như vậy, sẽ có tổng cộng 116.000 liều, tương ứng 2,32 triệu viên từ nguồn trong nước. 

Song song, lô thuốc Molnupiravir nhập khẩu đầu tiên với hơn 300.000 viên 200mg, tương đương hơn 7.500 liều sẽ về đến Việt Nam hôm nay. Dự kiến tới 28/8, thêm 1,7 triệu viên 200mg tiếp tục được đưa về. Các lô thuốc tiếp theo sẽ được nhập khẩu vào đầu tháng 9.

Bộ Y tế và Sở Y tế TP.HCM dự kiến triển khai chương trình thí điểm điều trị có kiểm soát trường hợp mắc Covid-19 tại nhà và cộng đồng từ ngày 25/8 tại TP.HCM.

Trong chương trình, bệnh nhân Covid-19 có triệu chứng ở mức độ nhẹ sẽ được cán bộ y tế tư vấn, giải thích về chương trình, nếu đồng ý tự nguyện tham gia bằng văn bản thì được phát 1 túi thuốc home-based care.

Cùng với túi thuốc là tài liệu hướng dẫn chi tiết của Bộ Y tế, Sở Y tế về tự chăm sóc, theo dõi sức khỏe và cách liên lạc với bác sĩ phụ trách, cơ sở y tế trong trường hợp xuất hiện triệu chứng trở nặng.

lô thuốc Molnupiravir nhập khẩu đầu tiên với hơn 300.000 viên 200mg, tương đương hơn 7.500 liều sẽ về đến Việt Nam hôm nay.

Lô thuốc Molnupiravir nhập khẩu đầu tiên với hơn 300.000 viên 200mg, tương đương hơn 7.500 liều sẽ về đến Việt Nam hôm nay.

Sau 5 ngày, tất cả bệnh nhân được xét nghiệm virus SARS-CoV-2 và đánh giá diễn biến bệnh. Trong suốt thời gian 14 ngày, bệnh nhân được theo dõi về triệu chứng của bệnh Covid-19 và các tác dụng phụ nếu có của thuốc.

Việc triển khai cũng như kết quả chương trình được đánh giá bởi các chuyên gia, cán bộ y tế theo một đề cương nghiên cứu khoa học, chặt chẽ (Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học Quốc gia đã thẩm định, chấp thuận; Bộ Y tế đã phê duyệt).

Trước khi thí điểm diện rộng, từ ngày 16-22/8, Bộ Y tế đã giao Bệnh viện Thống Nhất (TP.HCM) cùng Bệnh viện Phổi Trung ương cho thí điểm diện hẹp với một số bệnh nhân thể nhẹ và vừa để đánh giá.

Theo Bộ Y tế, chiến lược hỗ trợ F0 điều trị tại nhà góp phần giảm tải điều trị, giảm tử vong là yêu cầu được đặt lên hàng đầu trong bối cảnh tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp tại TP.HCM và một số tỉnh, thành phố phía Nam.

Trên cơ sở các kinh nghiệm quốc tế, mô hình bệnh tật (gần 80% bệnh nhân nhẹ, không có triệu chứng), Bộ Y tế liên tục cập nhật phác đồ về quản lý, chăm sóc, điều trị, đảm bảo cho bệnh nhân điều trị tại nhà và cộng đồng được tiếp cận điều trị tốt nhất.

Kết quả nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng thuốc Molnupiravir trong điều trị Covid-19 đã công bố tại một số quốc gia cho thấy, thuốc khả quan về tính an toàn, khả năng dung nạp. Thuốc giúp giảm tải lượng virus rõ rệt và làm sạch virus ở bệnh nhân thể nhẹ và vừa sau 5 ngày điều trị, giảm tỷ lệ nhập viện, giảm tử vong.

Dựa trên kết quả tổng kết, đánh giá, Bộ Y tế sẽ xem xét để tiếp tục triển khai mở rộng áp dụng chương trình với các cơ sở thu dung điều trị bệnh nhân tại các địa phương khác đang có dịch.

Trong thời gian qua, Bộ Y tế đã đề nghị các doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu dược phẩm tiếp xúc, đàm phán với các đối tác có bản quyền để mua, nhập khẩu, nghiên cứu, chuyển giao công nghệ sản xuất thuốc Molnupiravir và đề nghị MERCK và các hãng dược phẩm khác khẩn trương nộp hồ sơ về Bộ Y tế để xem xét, cấp phép sử dụng thuốc điều trị COVID-19 trong điều kiện khẩn cấp.

Bộ Y tế đồng thời tiếp tục thúc đẩy các đơn vị, doanh nghiệp tiếp tục tìm kiếm, trao đổi, đàm phán để đưa các thuốc điều trị kháng virus khác như kháng thể đơn dòng Remdesivir về Việt Nam để phục vụ công tác điều trị bệnh nhân.

Ngày 22/8, một số quận, huyện ở TPHCM đã bắt đầu thực hiện thí điểm cho người dân tự lấy mẫu xét nghiệm nhanh kháng nguyên COVID-19 (test nhanh COVID-19) tại nhà.

Ngày 22/8, một số quận, huyện ở TPHCM đã bắt đầu thực hiện thí điểm cho người dân tự lấy mẫu xét nghiệm nhanh kháng nguyên COVID-19 (test nhanh COVID-19) tại nhà.

Bên cạnh đó, để đẩy nhanh tốc độc xét nghiệm và đảm bảo an toàn, phòng tránh nguy cơ lây nhiễm chéo, ngành y tế đang khuyến khích người dân tự lấy mẫu làm test nhanh tại nhà với sự hướng dẫn của nhân viên y tế. 

Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 TPHCM đã quyết định thực hiện chiến dịch xét nghiệm kháng nguyên mẫu đơn cho toàn bộ người dân thuộc “vùng cam” và “vùng đỏ” trên bản đồ COVID-129 trong 14 ngày tới. Giải pháp đẩy nhanh tiến độ là hướng dẫn người dân tự làm test nhanh tại nhà.

Ngày 22/8, một số quận, huyện ở TPHCM đã bắt đầu thực hiện thí điểm cho người dân tự lấy mẫu xét nghiệm nhanh kháng nguyên COVID-19 (test nhanh COVID-19) tại nhà.

Theo đó, cán bộ y tế quận, huyện sẽ phối hợp với UBND các xã, phường đến nhà người dân hướng dẫn cụ thể các bước và quy trình giúp mọi người tự làm test nhanh tại chỗ.

Tại điểm test nhanh thuộc Quận 3, bà Phạm Thị Bích Hạnh, Trưởng khoa Xét nghiệm Trung tâm Y tế Quận 3 cho biết, UBND các phường đã chọn hộ gia đình thuộc vùng vàng, cam, đỏ (vùng có nguy cơ lây nhiễm COVID-19 cao) để thực hiện thực hiện test nhanh còn vùng xanh, vùng cận xanh thực hiện PCR mẫu gộp. Người dân nào ở vùng test nhanh sẽ được cấp các test COVID-19.

“Khi cấp test cho các hộ gia đình, họ sẽ làm và báo cáo lại kết quả cho phường, cũng trên danh sách số test được phát chúng tôi có thể quản lý, phát hiện được ca nào dương tính. Việc làm này có ý nghĩa phát hiện và tách F0 sớm để đưa vào diện quản lý và điều trị kịp thời” – bà Bích Hạnh nói.

Theo kế hoạch, mỗi hộ gia đình sẽ cử một thành viên tiến hành lấy mẫu xét nghiệm cho toàn bộ thành viên trong gia đình hoặc tự tiến hành lấy mẫu. Việc này không quá khó, chỉ cần người dân nắm cơ bản kỹ thuật với sự hướng dẫn của nhân viên y tế có thể tự thực hiện dễ dàng.

Tuy nhiên, bước lấy mẫu rất quan trọng và quyết định kết quả đó có đúng hay không do đó, người dân phải đảm bảo thấm đủ dịch để kiểm tra. Khó khăn của người dân khi lấy mẫu là đưa que không đúng vị trí tỵ hầu hoặc lấy không đủ dịch nên kết quả trả về có thể sai.

Nhân viên y tế sẽ là người hướng dẫn người dân khi lấy mẫu kỹ thuật đưa que vào mũi để tiếp cận điểm G, thấm đủ dịch trong vài giây sau đó mới lấy que ra.

Mẫu 1 vạch là âm tính, mẫu cho kết quả 2 vạch là những trường hợp được xác định dương tính.

Mẫu 1 vạch là âm tính, mẫu cho kết quả 2 vạch là những trường hợp được xác định dương tính.

Các bước thực hiện test nhanh COVID-19 tại nhà

Bước 1: Chuẩn bị tuýp dung dịch đệm (buffer) theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Bước 2: Tiến hành tự lấy mẫu trước gương hoặc thực hiện thao tác lấy mẫu cho các thành viên khác trong hộ gia đình.

Bước 3: Dùng tay xoay đều tăm bông trong tuýp nhựa chứa dung dịch đệm, nhúng que tăm bông lên xuống trong dung dịch đệm (10 lần).

Bước 4: Chuyển tay lên phần thân trên tuýp, bóp chặt và rút từ từ que tăm bông. Đảm bảo vắt sạch toàn bộ dung dịch còn đọng trên đầu tăm bông xuống đáy tuýp.

Bước 5: Đóng chặt nắp màng lọc, lắc đều dung dịch trong tuýp bằng tay (5 lần)

Bước 6: Ghi tên mỗi thành viên lên từng khay test tương ứng. Nhỏ 3-5 giọt dung dịch trên vào giếng test (theo hướng dẫn của nhà sản xuất).

Bước 7: Đọc kết quả sau 15 đến 30 phút theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Trường hợp âm tính (chỉ xuất hiện 1 vạch C): Kết luận, mẫu bệnh phẩm của người được lấy mẫu có kết quả âm tính tại thời điểm xét nghiệm.

Trường hợp dương tính (xuất hiện cả 2 vạch C và T): Kết luận, mẫu bệnh phẩm của người được lấy mẫu có kết quả dương tính bằng phương pháp test nhanh kháng nguyên tại thời điểm xét nghiệm.