Các nước Nam Mỹ thỏa thuận mua vaccine Trung Quốc

Các nước Nam Mỹ thỏa thuận mua vaccine Trung Quốc

Đúng là Trung Quốc! Đến thời điểm này không một ai sản xuất nhiều vaccine và đa chủng loại như Trung Quốc. Hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ đang nhận vaccine Trung Quốc, con số này ngày một tăng.

Nếu như Mỹ và châu Âu sử dụng chương trình COVAX để phân phối vaccine thì Trung Quốc dùng chính sách riêng, các nhà quan sát quốc tế đặt tên là “Con đường tơ lụa Y tế”.

Tờ Futuredirections có trụ sở tại Anh cho rằng, “các lọai vaccine được đề cập phần lớn chưa được thử nghiệm và chưa được phê duyệt. Hơn nữa, trong khi Trung Quốc thực sự đã tài trợ vaccine cho một số quốc gia, phần lớn đã phải mua nguồn cung cấp của họ, trong một số trường hợp sử dụng các khoản vay do Bắc Kinh cung cấp để làm điều đó”.

Nhận định trên cần thời gian kiểm chứng, nhưng có thể thấy những nền Y học tân tiến nhất thế giới phải tốn rất nhiều công sức và tiền bạc để bào chế ra 1 loại vaccine, trường hợp của AstraZeneca (Anh) và Pfizer (Đức, Mỹ) là sản phẩm của các công trình nghiên cứu hẳn hoi, gây chú ý trong cộng đồng Y sinh hóa quốc tế.

Hai nữ giáo sư đại học Oxford, Sarah Gilbert và Catherine Green tác giả công trình bào chế vaccine AstraZeneca rất có thể là người được vinh danh ở hạng mục Nobel Y học bằng sự đóng góp được cả thế giới ghi nhận và hàm ơn.

Từ khi được trao lần đầu năm 1909 đến nay, giải Nobel Y học không có nhà khoa học nào đến từ Trung Quốc! Mỹ, Anh và phần còn lại của châu Âu không có đối thủ trong lĩnh vực này. Nhưng, cho đến nay cả châu Âu và Mỹ chỉ chế xuất được một vài loại vaccine mặc dù họ có nền tảng khoa học rất vững chắc.

Thực tế này đặt ra rất nhiều câu hỏi về vaccine COVID-19 của Trung Quốc, làm sao họ có thể sản xuất ồ ạt, có trên chục dự án nghiên cứu, thử nghiệm và cho ra lò thường xuyên các dạng mới.

Gần đây, các nhà khoa học Trung Quốc gây choáng khi kết hợp vaccine Sinovax và INO-4800 của Mỹ để tạo ra một tổ hợp miễn dịch. Vấn đề là loại vaccine đa quốc tịch này sẽ được tiêu thụ ở đâu!

Sự nhanh nhạy của người Trung Quốc là khỏi phải bàn, họ có thể làm ra mọi thứ, sao chép nguyên hiện trạng các thành tựu mới nhất và bán với giá rẻ nhất. Xưa nay vẫn thế từ que tăm đến tàu vũ trụ.

Bắc Kinh dựa vào nguồn lực nào để ồ ạt nghiên cứu và xuất khẩu vaccine trong khi đó là một thách thức quá lớn đối với sự tiến bộ của Y học hiện nay? Đương nhiên, đây là câu hỏi quá khó.

Trung Quốc sản xuất vaccine ồ ạt và nhiều chủng loại

Trung Quốc sản xuất vaccine ồ ạt và nhiều chủng loại

Song, việc Trung Quốc dùng vaccine để phô trương thanh thế là điều chắc chắn, danh sách 80 quốc gia dùng vaccine Trung Quốc đều là các nước nghèo, trong đó có 27 nước châu Phi, 12 nước ở Tây và Trung Á, 15 quốc gia ở Nam Mỹ tất cả Đông Nam Á, và các đảo quốc trên Thái Bình Dương.

Theo một báo cáo hồi tháng 4 của Think Global Health, trong số 56 quốc gia mà Trung Quốc cam kết cung cấp, 55 quốc gia tham gia BRI. Đó là cách Trung Quốc đảm bảo rằng các quốc gia đó sẽ vẫn mắc nợ Bắc Kinh và sẽ tiếp tục hỗ trợ và cho phép các dự án kết nối và cơ sở hạ tầng của Trung Quốc trên lãnh thổ của họ.

Với vaccine, Trung Quốc đang áp dụng cách thức “nhanh và rẻ”, chất lượng vẫn là ẩn số, cũng y hệt như mọi loại hàng hóa mà nước này cung cấp cho thế giới. Nhưng điều đó dường như không quan trọng, quan trọng là có cái để sử dụng trong lúc nước sôi lửa bỏng, tiền bạc eo hẹp!