>> Startup OnPoint gọi vốn thành công 50 triệu USD từ SeaTown Holdings

Theo tờ Deal Street Asia, hiện bối cảnh nền kinh tế toàn cầu bất ổn, các nhà đầu tư giải ngân chậm, các startup đang chuyển sang ưu tiên việc tồn tại thay vì gây quỹ. Nguồn vốn mới tài trợ bằng nợ là lựa chọn khôn ngoan để kéo dài thời gian duy trì dòng tiền.

Năm 2021, mặc ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, Loship đã thực hiện tới 3 vòng gọi vốn. Hồi tháng 2/2021, ứng dụng giao hàng này gọi vốn thành công từ nhà đồng sáng lập Skype Jaan Tallinn thông qua Quỹ đầu tư MetaPlanet Holdings.

Đến tháng 8, Loship hoàn thành vòng gọi vốn Pre-Serie C trị giá 12 triệu USD, được dẫn dắt bởi BAce Capital (một quỹ đầu tư có Ant Financial là đối tác lớn nhất) và bộ phận đầu tư của Sun Hung Kai & Co dẫn dắt.

Một số nhà đầu tư khác cũng tham gia vào vòng gọi vốn này bao gồm  Wealth Well, Prism Ventures, SQ Capital và MetaPlanet Holdings. Với  vòng gọi vốn này có lẽ đã đưa mức định giá của Loship lên 100 triệu USD, tuy nhiên, CEO Loship từ chối xác nhận thông tin này, theo Nikkei.

>> Startup Educa Việt đặt mục tiêu 2 triệu người dùng năm 2025

>> Startup RETI gọi vốn thành công từ CyberAgent và VIC Partners

Đây cũng là lần đầu tiên Loship công bố quy mô gọi vốn thành công của mình. Những vòng gọi vốn trước của startup này đều được thực hiện dưới hình thức không công bố các thông tin chi tiết về tài chính.

Đại diện Loship cho biết, tính đến thời điểm tháng 8/2021, startup này đã có hơn 70.000 đối tác tài xế và hơn 200.000 điểm bán hàng trên nền tảng của mình để phục vụ hơn 2 triệu khách hàng tại một số địa phương như Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng, Cần Thơ và Biên Hoà.

Hiện mỗi ngày, Loship xử lý khoảng 100.000 đơn hàng, bao gồm cả đồ ăn và đồ tươi sống, bên cạnh các mặt hàng như đồ tiêu dùng nhanh (FMCG).

CEO Loship khẳng định, sẽ không chạy theo các cuộc đua "đốt tiền" để thu hút khách hàng mà thay vào đó tập trung phát triển ở quy mô nhỏ để cải thiện tốc độ giao hàng, đảm bảo mật độ shipper đủ dày và mang đến những trải nghiệm dịch vụ tốt hơn.

Cũng vào tháng 8/2021, ông Nguyễn Hoàng Trung, CEO Loship từng chia sẻ với Nikkei rằng, Loship đặt mục tiêu trở thành startup Việt Nam đầu tiên niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Mỹ.

việc chuyển hướng sang tìm kiếm nguồn vay tài chính cho thấy sự thay đổi chiến lược của Loship trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu bất ổn. Cách đây không lâu, Y Combinator - vườn ươm khởi nghiệp công nghệ thành công nhất thế giới cũng gửi email tới tất cả các nhà sáng lập trong danh mục đầu tư và nhấn mạnh về việc cần chuẩn bị cho suy thoái kinh tế.

"Mùa đông" sắp đến với thị trường vốn mạo hiểm. Trong thời kỳ suy thoái kinh tế, các nhà đầu tư cũng sẽ có xu hướng giải ngân chậm lại, tập trung hỗ trợ các startup trong danh mục thay vì đổ tiền thêm vào các công ty mới. Về phía doanh nghiệp, đây không phải là thời gian để đốt tiền mở rộng quy mô, mà cần tập trung vào long mạch, tức tìm được công thức bán hàng, tạo doanh thu tiền để tồn tại", ông Nguyễn Hòa Bình - Chủ tịch NextTech chia sẻ với chúng tôi.

Phương thức vay cũng được Tiki áp dụng gần đây. Tháng 5/2022, truyền thông đưa tin Ngân hàng lớn thứ hai Hàn Quốc, Shinhan Financial Group vừa tuyên bố quyết định mua lại 10% cổ phần tại công ty thương mại điện tử Tiki. Tập đoàn sẽ cân nhắc đầu tư tổng cộng 40 triệu USD vào Tiki. Tuy nhiên theo nguồn tin của chúng tôi, khoản đầu tư của ngân hàng thực chất là khoản cho vay, với lãi suất 10%/năm.

Năm nay, Loship đặt mục tiêu có mặt tại 20 thành phố và mở rộng sự hiện diện ở tất cả các thành phố lớn tại Việt Nam. Bên cạnh đó, Loship cũng muốn mở rộng ra khu vực, tới các thị trường như Campuchia, Thái Lan, Myanmar và Bangladesh", CEO Nguyễn Hoàng Trung chia sẻ.

Hiện Loship đã huy động thành công 25 triệu USD từ các nhà đầu tư, bao gồm những tên tuổi lớn như BAce Capital và Golden Gate Ventures.