>> Tiếng Việt giữa “làn ranh” hội nhập

Mới đây, mạng xã hội chia sẻ hình ảnh một tờ lịch Giao thừa Nhâm Dần 2022, trong đó có câu viết được chú thích rõ là tục ngữ: “Giao thừa vợ nấu cháo lươn/Chồng ăn chồng... vợ trườn ra sân” khiến nhiều người bất ngờ vì lần đầu tiên nghe và thắc mắc sao tục ngữ lại dùng từ nhạy cảm đến thế?

Hình ảnh tờ lịch Tết in câu nói được chú thích là tục ngữ gây

Hình ảnh tờ lịch Tết in câu nói được chú thích là tục ngữ gây "bão mạng" vì nội dung thô thiển, tục tĩu.

Thực tế, đây không phải là lần đầu những tấm lịch Tết gây tranh cãi vì in những câu nói vô nghĩa, khó hiểu thậm chí là tục tĩu. Một số người dùng cũng chia sẻ tờ lịch của một doanh nghiệp in số lượng lớn tặng khách hàng, trong đó có trích dẫn câu được chú thích là ca dao tục ngữ: “Cô Ba cô Bốn lấy chồng/ Cô Năm ở lại giật mồng tăng tăng”…

Khách quan nhìn nhận, trong ca dao, tục ngữ của Việt Nam có một số câu có tính chất tục một chút. Đây là câu ca dao diễn tả tình cảm vợ chồng bình thường, chăm sóc người chồng không phải chỉ về tinh thần còn về ý nghĩa đời sống quan hệ vợ chồng. Đó là điều bình thường, vì trong văn học dân gian Việt Nam, số câu chuyện cười cũng có hàm nghĩa tục để gây cười.

Tuy nhiên, thông thường, người ta đưa vào tờ lịch thông tin cần thiết, liên quan ngày đó, đồng thời điểm xuyết bằng câu nói hay, ca dao, tục ngữ, danh ngôn thể hiện nét đẹp chung của nhân loại, đất nước. Không phải mọi câu trong dân gian đều được đưa vào sách. Các nhà văn hóa dân gian khi sưu tầm sẽ chắt lọc để xem câu đó có điển hình, phù hợp thuần phong mỹ tục không.

Bởi vì, ca dao, tuc ngữ nói riêng, Tiếng Việt nói chung vẫn thắp trên môi chúng ta mỗi ngày, là thước đo tâm hồn người Việt, là dòng chảy bất tận trong những tác phẩm văn chương, trong bao lời ca tiếng hát và lời ăn tiếng nói hằng ngày.

Một tờ lịch khác cũng có câu nói được chú thích là ca dao, tục ngữ gây tranh cãi vì nội dung khó hiểu. Ảnh: Mạng xã hội.

Một tờ lịch khác cũng có câu nói được chú thích là tục ngữ gây tranh cãi vì nội dung khó hiểu. Ảnh: Mạng xã hội.

>> Sao phải cải biến cách phát âm Tiếng Việt?

Dưới góc nhìn của dư luận, nếu đây là một “phong trào” thì không nên lạm dụng. Vì nếu làm như vậy sẽ mất đi tính trong sáng của ca dao, tục ngữ. Điều này có ảnh hưởng đến việc giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt. Nếu như có nhiều dị bản không chính thức lan truyền có thể ảnh hưởng rất lớn đến nhiều nhiều người, nhất là giới trẻ.

Liên quan đến vấn đề này, TS Hà Thanh Vân -  Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam cho biết: “Câu lục bát đang “gây bão” mạng xã hội không phải là tục ngữ, mà là ca dao vì làm theo thể 6 - 8, có vần. Tục ngữ thường là câu ngắn, có vần nhưng không ra thể thơ. Do đó, yếu tố đầu tiên, trên tờ lịch ghi đây là câu tục ngữ là không chính xác”.

PGS.TS Phạm Văn Tình - Tổng Thư ký Hội Ngôn ngữ học Việt Nam cũng cho rằng: “Trước hết, hai câu trên không phải là tục ngữ như chú thích trong tờ lịch. Ca dao nước ta cũng có những câu mang tính phồn thực nhưng vẫn có tính chọn lọc, phản ánh kinh nghiệm, có ý nghĩa, dân gian chấp nhận, mang yếu tố thẩm mỹ, không bậy như câu trên”.

Đúng là không khó để nhận ra việc Tiếng Việt đang bị một bộ phận không nhỏ sử dụng một cách vô trách nhiệm, thậm chí bị bóp méo và xâm phạm đến đáng sợ, dẫn đến cách hiểu thứ ngôn ngữ chúng ta đang dùng hằng ngày “tựa như một mớ hổ lốn”.

Điều này khiến cho một bộ phận người cứ lầm tưởng như thế là đúng và hay, dần dần sẽ làm mất đi sự trong sáng của Tiếng Việt, mất sự giáo huấn của cha ông thông qua các câu ca dao, tục ngữ.

Vì thế, những lệch chuẩn như câu ca dao nói trên khi đưa vào đời sống cộng đồng thông qua truyền thông, in lịch… thì cần có sự quan tâm sâu sát hơn nữa của các cơ quan chức năng, kiểm duyệt, những nhà quản lý văn hóa, những đơn vị chịu trách nhiệm xuất bản..v..v.

Ngày nay, việc giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt không đơn thuần là những mã, cốt chỉ để truyền thông, mà còn là văn hoá, là niềm tự hào của cả một dân tộc. Viết đúng chính tả, đúng nội dung, hợp ngữ cảnh… không chỉ là biểu hiện của một trình độ văn hoá nhất định, mà còn là biểu hiện của ý thức tôn trọng cộng đồng, của lòng yêu quý đối với tiếng nói dân tộc.

Chính vì vậy, việc gìn giữ, lưu truyền và phát huy sự trong sáng và hay đẹp của Tiếng Việt phải được coi là nhiệm vụ, là trách không của riêng ai.