LTS: Việt Nam đang hướng tới nền kinh tế phát triển thịnh vượng và bao trùm. Và hơn lúc nào hết, doanh nghiệp là một phần giải pháp để thực thi và thúc đẩy các giá trị bình đẳng nói chung, bình đẳng giới ở nơi làm việc nói riêng.

 Những trở ngại của nữ lãnh đạo ở Việt Nam so với mặt bằng chung trên thế giới. Nguồn: Bộ LĐ-TB&XH

Những trở ngại của nữ lãnh đạo ở Việt Nam so với mặt bằng chung trên thế giới. Nguồn: Bộ LĐ-TB&XH

Ở đâu đó trong dòng chảy từ quá khứ chúng ta vẫn bắt gặp những tiếng nói phẫn uất đấu tranh lẫn trong văn chương, nghệ thuật. Ví như Hồ Xuân Hương than thở: “Thân em vừa trắng lai vừa tròn/ Bảy nổi ba chìm với nước non, rồi dân gian ví “phận gái 12 bến nước…”.

Đại diện cho phương Tây, nền văn minh cổ đại Hy Lạp - La Mã đồ sộ là thế, nhưng tìm mãi, tìm mãi cũng không thấy một chương trọn vẹn viết về phụ nữ, hàng trăm nhân vật xuất chúng được sử sách lưu lại mà chẳng hề có bóng hồng nào. Và thế là Leonar de Vinci vẽ ra nàng Mona Lisa huyền bí đến nỗi chẳng ai có thể cắt nghĩa.

Triết học thường đặt câu hỏi cao siêu: Vì sao có thế giới này? Có người giải đáp, là nhờ có phụ nữ. Hay nói một cách khác, rằng dù nhân loại đã, đang và còn ít nhiều xem thường nữ giới. Song, chính họ mới là nền tảng thiết kế ra thế giới này. Ngẫm đi nghĩ lại vẫn thấy có lý!

Tiên phong vẫn là Tây phương, các nước dùng tiếng Anh thường có thuật ngữ “lady first- phụ nữ là đầu tiên”. Trong số 100 người thuộc danh sách đầy đủ của Forbes, một số phụ nữ đột phá đã vượt qua rào cản vô hình để trở thành nhà lãnh đạo toàn cầu.

Nhưng Báo cáo “Khoảng cách giới toàn cầu năm 2020” của Diễn đàn Kinh tế Thế giới cho thấy phụ nữ chỉ chiếm 25% các vị trí trong nghị viện trên toàn thế giới và chỉ 21% ở cấp bộ trưởng. Đáng lo ngại nhất là con số chỉ 55% nữ giới tham gia thị trường lao động.

Dường như khoảng cách giới là bản năng sẵn có của loài người! Vậy nên công cuộc đấu tranh cho bình đẳng nam-nữ vẫn chưa có hồi kết. Nhưng, liệu bạn có chắc Tổng thống Mỹ không “về nhà hỏi vợ” trước khi đưa ra một quyết định làm thay đổi thế giới?