Ngoài giá phân bón tăng, theo các chuyên gia kinh tế cho rằng nhóm này sẽ hưởng lợi từ chính sách thuế GTGT mà dự kiến sẽ được Quốc hội xem xét trong kỳ họp tới...

Cổ phiếu LAS đã có mức tăng trưởng nhờ doanh thu và lợi nhuận được cải thiện.. LAS cũng là cổ phiếu Nhà nước sẽ thoái vốn 51% trong năm 2021

Cổ phiếu LAS đã có mức tăng trưởng nhờ doanh thu và lợi nhuận được cải thiện.. LAS cũng là cổ phiếu Nhà nước sẽ thoái vốn 51% trong năm 2021

Từ đầu tháng 3 đến nay, cổ phiếu DPM (Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí ) cũng tiếp tục tăng mạnh, lên 19.650 đồng/cổ phiếu, tăng gần 13% kể từ đầu tháng và tăng khoảng 90% trong vòng 1 năm qua. Tiếp theo là cổ DCM-Đạm Cà Mau cũng đã tăng gần 100% từ vùng giá 5.000 đồng/cp tăng lên 17.000 đồng/CP trong phiên giao dịch ngày 18/3.

Theo dự báo của Công ty CP Chứng khoán dầu khí (PSI), doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế của DPM năm 2021 ước đạt lần lượt là 8.546 tỷ đồng, tăng 10,1% so với năm ngoái và 790 tỷ đồng, tăng 12,37% so với năm ngoái. Doanh thu dự báo tăng trưởng so với 2020 nhờ sản lượng tiêu thụ phân bón Urea, NPK và NH3 ước tính tiếp tục tăng nhờ nhu cầu phân bón hồi phục.

Tiếp theo dòng phân lân nhóm cổ phiếu thuộc Công ty Supe Phốt phát Hoá chất Lâm Thao-LAS doanh thu và lợi nhuận cũng tăng trưởng vượt trội. Năm 2020 doanh thu đạt 2297 tỷ tăng 80% so với năm 2019 lợi nhuận sau thuế đạt 8,0 tỷ tăng 334% so với năm 2019

LAS đang hình thành xu hướng tăng sau khi tích lũy dài hạn tại ngưỡng giá 8.5. Thanh khoản cổ phiếu đã vượt lên ngưỡng trung bình 20 phiên, đồng thuận với xu hướng tăng giá của cổ phiếu. Chỉ báo kỹ thuật đều đang ủng hộ xu hướng tăng giá. Đường giá cổ phiếu đã vượt lên dải mây Ichimoku báo hiệu xu hướng tăng giá trung hạn đã hình thành. Đây cũng là cổ phiếu mà Nhà nước cụ thế là Vinachem-Tổng Công ty Hoá chất dự kiến sẽ thoái 51% tại LAS trong năm 2021.

Đánh giá mới đây của Hiệp hội phân bón Việt Nam cho thấy, cùng với giá phân bón tăng nhóm cổ phiếu ngành phân bón đã và đang tăng trưởng mạnh mẽ. Điều này liên quan đến thị trường thế giới. Theo đó, nhu cầu mạnh mẽ từ hoạt động nông nghiệp năm 2021 từ Brazil và Ấn Độ đã giúp giá Urea trên thị trường thế giới tăng mạnh.

Đầu tháng 3/2020, giá Urea giao ngay trên thị trường Trung Quốc đạt 365 USD/tấn, tăng 25,86% từ đầu năm. Còn tại thị trường trong nước tính đến cuối tháng 2, giá Urea đã tăng từ 6.500 đồng/kg lên 8.700 đồng/kg, tăng 33,84% từ đầu năm.

Thông tin từ AgroMonitor dự báo, tổng nhu cầu tiêu thụ phân bón của cả nước trong năm 2021 sẽ đạt khoảng 10,3 triệu tấn, tăng 5,5% so với năm 2020. Trong đó, tiêu thụ hầu hết các loại phân bón đều tăng đáng kể, đặc biệt là phân DAP (+12%), phân lân (+8,7%) và phân NPK (+4,6% ). Tiêu thụ phân Urê dự báo ổn định (+0,5%), phân Kali (+2,4%) và phân bón khác (+10,3% ).

Dự báo phân bón thế giới sẽ tăng mạnh trong năm 2021-Nguồn PSI

Dự báo phân bón thế giới sẽ tăng mạnh trong năm 2021-Nguồn PSI

Ngoài ra, sản xuất nông nghiệp được dự báo phục hồi kéo nhu cầu phân bón tăng cao. Tình hình thủy văn thuận lợi sẽ giúp cải thiện tình hình xâm nhập mặn, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất nông nghiệp tại khu vực Nam Bộ trong mùa vụ hè thu 2021.

Từ năm 2020, Bộ Công Thương đã khẳng định, việc phân bón không thuộc đối tượng chịu thuế VAT đã gây nhiều ảnh hưởng đến doanh nghiệp sản xuất phân bón trong nước.

Bộ Công Thương đã đề nghị Quốc hội sớm xem xét, sửa đổi Luật 71/2014/QH13 ngày 26/11/2014 sửa đổi, bổ sung một số điều luật về thuế theo hướng đưa phân bón là mặt hàng chịu thuế VAT ở mức 0 - 5% để giảm khó khăn cho các doanh nghiệp sản xuất phân bón.

Theo tính toán của các chuyên gia tài chính, nếu được áp dụng thuế VAT 5%, nông dân sẽ được hưởng lợi nhờ trong dài hạn, giá phân bón thấp hơn, có nhiều loại phân bón tốt hơn, góp phần giảm giá trị vật tư đầu vào, cải thiện hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp, nâng cao thu nhập đáng kể của ngành nông nghiệp.

Thảo luận tại phiên họp thứ 53 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Phó chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển cho biết trong bối cảnh dịch COVID-19, Chính phủ đang giải cứu nông sản cho nên thuế suất giá trị gia tăng đối với mặt hàng phân bón cứ để lùi lại, Quốc hội khóa XV sẽ xem xét giải quyết.

Như vậy, nếu sớm nhất thì đến tháng 7/2021, khi diễn ra kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khoá XV, khó khăn liên quan đến thuế giá trị gia tăng của các doanh nghiệp sản xuất phân bón trong nước sẽ được giải quyết triệt để. Đây sẽ là cơ hội để nhóm ngành này bứt phá trong năm 2021.