>>>Đà Nẵng: Phương án nào cho cảng Liên Chiểu?

Mới đây, liên doanh giữa Tập đoàn Adani (Ấn Độ) và Tổng công ty đầu tư xây dựng và thương mại Anh Phát đã được UBND TP. Đà Nẵng trao chứng nhận cho phép tiến hành nghiên cứu đầu tư dự án Cảng biển Liên Chiểu.

Dự án cảng Liên Chiểu được giới đầu tư đặc biệt quan tâm thời gian qua.

Dự án cảng Liên Chiểu được giới đầu tư đặc biệt quan tâm thời gian qua.

Trong định hướng phát triển của TP Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, một trong những động lực tăng trưởng là cảng Liên Chiểu gắn với việc phát triển dịch vụ logistics. 

Ông Sandeep Mehta, Chủ tịch Tổng công ty phát triển cảng của Tập đoàn Adani, đã đánh giá cao tầm nhìn dài hạn của Chính phủ Việt Nam khi đưa ra một quy hoạch lớn về phát triển nền công nghiệp định hướng cảng tại Đà Nẵng nhằm thúc đẩy các hoạt động kinh tế và đưa Đà Nẵng trở thành cửa ngõ của toàn bộ miền Trung Việt Nam.

Theo đó, Adani Group là một tập đoàn đa ngành được thành lập từ năm 1988 có trụ sở tại Ahmedabad, Ấn Độ. Được đánh giá là tổ chức hạ tầng tích hợp lớn nhất Ấn Độ, Adani Group hoạt động ở rất nhiều mảng, trong đó nổi bật nhất là xây dựng và quản lý khai thác cảng biển quy mô lớn, khai thác mỏ và khí đốt tự nhiên, năng lượng tái tạo... Tập đoàn hoạt động trên 50 quốc gia trên toàn thế giới với trên 21.000 nhân viên. Đến tháng cuối tháng 4/2022 năm nay, giá trị vốn hóa thị trường Adani đã vượt 206 tỷ USD.

Riêng lĩnh vực đầu tư khai thác cảng biển, Adani là tập đoàn đặc biệt có cùng lúc thế mạnh cả về tiềm lực kinh tế, kinh nghiệm xây dựng, quản lý, vận hành và khai thác cảng biển quy mô lớn tầm châu lục và thế giới.

Adani Ports & SEZs (thuộc Tập đoàn Adani) sở hữu và quản lý khai thác 13 cảng tổng hợp quốc tế, 5 khu hậu cần và tiện ích giao thông quy mô hàng đầu thế giới với tổng quy mô công suất xếp dỡ hàng hóa tổng hợp khoảng 560 triệu tấn/năm. Trong đó, 2 cảng tư nhân tại Mundra và Dahej với công suất lên tới gần 270 triệu tấn hàng hóa, và nhờ vậy Adani nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường hậu cần vận tải tại Ấn Độ.

Hơn nữa, Tập đoàn Adani ngày nay vận hành một đội lớn gồm 23 tàu nạo vét với công suất nạo vét lớn nhất ở Ấn Độ. Đội tàu đa dạng này đã giúp nạo vét tạo các kênh mới cũng như duy trì các luồng vận tải thuỷ quốc gia ở mọi cấp độ, không chỉ tại Ấn Độ mà còn cả các nước trong khu vực.

“Chúng tôi tin rằng Adani với kinh nghiệm và chuyên môn sâu rộng trong việc kiến tạo, xây dựng và phát triển các cảng mới ở Ấn Độ cũng như trên toàn cầu, có thể đồng hành cùng Chính phủ Việt Nam đạt được tầm nhìn về lĩnh vực cảng biển tại khu vực này”, ông Sandeep Mehta nhận định.

Ngoài ra, Chủ tịch Tổng công ty phát triển cảng của Tập đoàn Adani cũng khẳng định cam kết sẽ hỗ trợ và đầu tư 2 tỷ USD phát triển cảng Liên Chiểu cùng với toàn bộ khu tiếp vận và khu công nghiệp tại Đà Nẵng, đưa khu vực này trở thành cửa ngõ kinh tế của miền Trung Việt Nam.

>>>Đà Nẵng nghiên cứu phát triển cảng Liên Chiểu trở thành đô thị cảng

>>>Cảng Liên Chiểu (Đà Nẵng) sẽ là động lực thúc đẩy kinh tế vùng

Do đó, Tập đoàn Adani mong muốn sự hỗ trợ từ Chính phủ để tạo cơ sở hạ tầng chung như nạo vét luồng lạch, đê chắn sóng, kết nối đường bộ và đường sắt đến cảng và khu công nghiệp song song với việc xây dựng cảng.

Trong định hướng phát triển của TP Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, một trong những động lực tăng trưởng là cảng Liên Chiểu gắn với việc phát triển dịch vụ logistics.

Trong định hướng phát triển của TP Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, một trong những động lực tăng trưởng là cảng Liên Chiểu gắn với việc phát triển dịch vụ logistics.

Đồng thời, Tập đoàn Adani sẵn sàng đồng hành cùng Chính phủ chuyển đổi công năng khu cảng cũ để phục vụ du lịch trước khi cảng Liên Chiểu đi vào hoạt động.

Với việc lấy “Kiến tạo quốc gia” là triết lý cốt lõi, kim chỉ nam hành động, Tập đoàn Adani cam kết phát triển Cảng Liên Chiểu trở thành trung tâm cảng đẳng cấp thế giới và biến Đà Nẵng thành trung tâm kinh tế thương mại của toàn khu vực miền Trung Việt Nam.

Trong chiến lược phát triển của mình, Adani Group đã dành riêng 100 tỷ USD cho quỹ đầu tư ra nước ngoài trong giai đoạn 2022 - 2026. Trong đó, chủ tịch Gautam Adani đã tuyên bố đang xúc tiến để có thể đầu tư 10 tỷ USD vào một số ngành quan trọng tại Việt Nam giai đoạn này. Ông cũng đánh giá Việt Nam là đối tác quan trọng đối với sự phát triển của Adani tại nước ngoài trong tương lai và Adani đang tìm kiếm các dự án hạ tầng, cảng, tiếp vận cũng như các sáng kiến về năng lượng xanh phù hợp.

Gautam Adani có tên trong nhóm 10 tỷ phú giàu nhất thế giới và là người giàu nhất châu Á với tổng tài sản hơn 90 tỷ USD (theo tính toán của Forbes). Năm 2021, tập đoàn mang tên tỷ phú này đạt mức lợi nhuận 21 tỷ USD, dự kiến năm 2022 sẽ đạt đến gần 30 tỷ USD. Với mức tăng trưởng này, Gautam Adani sẽ là tỷ phú kiếm tiền giỏi nhất thế giới năm nay. Vào kỷ niệm sinh nhật lần thứ 60 tỷ phú Adani đã công bố tặng 7,5 tỷ USD cho các hoạt động từ thiện, xoá đói giảm nghèo và phát triển bền vững.

Được biết, dự án Cảng Liên Chiểu được quy hoạch là cảng đặc biệt với quy mô tiếp nhận tàu tổng hợp, hàng rời trọng tải đến 100.000 tấn, tàu container có sức chở từ 6.000 đến 8.000 TEU. Dự án gồm 02 hợp phần với hợp phần A với kinh phí đầu tư trên 3.400 tỷ đồng, được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách trung ương và thành phố, dự kiến khởi công tháng 9/2022.

Tại hợp phần này sẽ có các hạng mục gồm đê, kè chắn sóng (1.170m),  luồng tàu, vũng quay tàu, hệ thống báo hiệu cho tàu đến 100.000DWT (6.000-8.000 Teu), giao thông đường bộ kết nối đến cảng, hạ tầng cấp điện, cấp nước và công trình phụ trợ đồng bộ đến cổng cảng.

Đối với hợp phần B (giai đoạn khởi động) sẽ có tổng diện tích 44ha, quy mô 02 cầu cảng (750m) được kêu gọi đầu tư bằng nguồn vốn tư nhân. Dự án thuộc thẩm quyền quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ. Doanh nghiệp đầu tư sẽ được hưởng đầy đủ ưu đãi về đất đai, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhập khẩu và các loại thuế khác. Ban Quản lý các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng ưu tiên là đơn vị được giao làm chủ dự án.

Theo ông Hồ Kỳ Minh, Phó Chủ tịch thường trực UBND TP Đà Nẵng một trong những giải pháp đầu tiên của Đà Nẵng nhằm hoàn thiện môi trường đầu tư, kinh doanh của là đã tập trung hoàn thiện cơ sở hạ tầng giao thông và đô thị, trong đó đẩy nhanh khởi công, xây dựng cảng biển Liên Chiểu, mở rộng và nâng công suất Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng gắn với phát triển dịch vụ logistics. Chuẩn bị sẵn sàng quỹ đất phát triển công nghiệp, công nghiệp hỗ trợ, công nghệ cao, công nghệ thông tin đón dòng vốn dịch chuyển quốc tế vào Việt Nam.