Đó là thông tin được Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể cho biết trong buổi làm việc với UBND tỉnh Bến Tre mới đây.

Thông tin trên được Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể cho biết trong buổi làm việc với UBND tỉnh Bến Tre mới đây.

Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể trong buổi làm việc với UBND tỉnh Bến Tre mới đây.

Lý do về việc thay đổi phương án tài chính, được ông Thể cho biết là đối với những dự án có vốn đầu tư lớn như cầu Rạch Miễu 2 nếu đầu tư theo hợp đồng BOT thì mức thu phí sẽ cao, thời gian thu kéo dài rất lâu. Ông nêu ví dụ: mặc dầu QL 1 có lưu lượng xe rất đông, nhưng một dự án BOT khoảng 2.000 tỉ đồng cũng phải mất mười, hai mươi năm mới có thể hoàn vốn. Đầu tư 2.000 tỉ đồng, nhưng tới khi kết thúc vòng đời dự án thì phải thu 6.000-7.000 tỷ đồng vì càng kéo dài thì lãi vay, chi phí khác phát sinh càng cao.

Trong khi đó, cầu Rạch Miễu 2 dự kiến vốn đầu tư cả hai giai đoạn lên đến hơn 4.000 tỷ đồng thì thời gian thu phí hoàn vốn sẽ kéo dài có thể vài chục năm. Đó là chưa kể trên tuyến này còn có cầu Rạch Miễu 1 đang thu phí cho dự án mở rộng QL 60 và sắp tới là cầu Cổ Chiên, như vậy cả đoạn có đến 3 trạm thu phí là không hợp lý. Nếu nhập trạm thu phí dự án mở rộng QL 60 vào cầu Rạch Miễu 2 thành một, thì mức phí có thể lên đến 200.000-300.000 đồng/lượt/phương tiện, liệu có khả thi, hay khi chúng ta làm xong dân kêu quá nhiều trạm, không ai muốn đến Bến Tre nữa thì làm sao?”, Bộ trưởng Thể băn khoăn.

Về phía địa phương, Bí thư tỉnh Ủy Bến Tre Võ Thành Hạo, đề xuất nên loại hẳn phương án xây dựng dự án cầu Rạch Miễu 2 theo hợp đồng BOT vì trên một đoạn đường ngắn mà có nhiều trạm thu phí là không hợp lý.

Từ thực tế và đề xuất của địa phương, Bộ trưởng Thể yêu cầu Vụ kế hoạch đầu tư và Ban quản lý dự án 7 nhanh chóng nghiên cứu, tham mưu lãnh đạo bộ để sớm khởi động dự án cầu Rạch Miễu 2 theo hướng sử dụng ngân sách hoặc nguồn vốn ODA.

Cầu Rạch Miễu 1 được đưa vào sử dụng cách nay gần 10 năm. Do mặt cầu hẹp chỉ có 2 làn xe nên hiện tại không đáp ứng được lưu lượng phương tiện thường xảy ra ùn tắc giao thông. Do vậy, Cầu Rạch Miễu 2 dự kiến được xây dựng tối thiểu phải 4 làn xe và cách cầu Rạch Miễu hiện hữu 3,8 km về phía thượng lưu.

Phối cảnh cầu Đại Ngãi.

Phối cảnh cầu Đại Ngãi.

Trước đó, Bộ trưởng Thể cũng vừa ký tờ trình số 8608/TTr – BGTVT đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng cầu Đại Ngãi trên Quốc lộ 60 thuộc địa phận các tỉnh Trà Vinh và Sóc Trăng, sử dụng vốn vay ODA Nhật Bản.

 Dự án có điểm đầu giao với Quốc lộ 54 tại huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh; điểm cuối giao với đường Nam Sông Hậu, huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng với chiều dài toàn tuyến là 15,2 km. Dự án bao gồm việc xây dựng cầu Đại Ngãi 1 dài 2,56km, cầu Đại Ngãi 2 dài 0,86km quy mô 4 làn xe và 11,78km đường dẫn bao gồm một số cầu trung và cầu nhỏ trên tuyến được thiết kế theo tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng, vận tốc thiết kế 80km/h.

Về phương án tài chính: tổng mức đầu tư giai đoạn 1 của Dự án dự kiến là 8.040 tỷ đồng, tương đương 39,405 tỷ Yên, trong đó vốn vay ODA của Chính phủ Nhật Bản khoảng 34,573 tỷ Yên; vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam là 986,035 tỷ đồng tương đương 4,832 tỷ Yên. Dự án dự kiến thực hiện trong thời gian 2020 – 2025. Được biết lúc đầu dự án này cũng được nghiên cứu đầu tư theo hợp đồng BOT.

 

QL 60 là tuyến huyết mạch, kết nối hành lang ven biển phía Nam kết nối các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bến Tre, Tiền Giang với TP. Hồ Chí Minh với các tỉnh Đông Nam Bộ, trên tuyến có 4 vị trí xung yếu (giao cắt với các sông lớn, phải di chuyển bằng phà) cần phải xây dựng cầu lớn để vượt sông.

Thời gian qua Bộ GTVT đã đầu tư, hoàn thành 3/4 cầu lớn bằng nhiều nguồn vốn khác nhau, gồm: cầu Rạch Miễu, cầu Hàm Luông và cầu Cổ Chiên.

Vì vậy, tuyến QL 60 chỉ còn mỗi nút thắt cuối cùng là cầu Đại Ngãi. Khi tuyến QL 60 thông suốt sẽ rút ngắn 80 km so với Quốc lộ 1 khi di chuyển từ tỉnh Cà Mau đi TP.HCM, góp phần vực dậy tiềm năng kinh tế xã hội các tỉnh duyên hải Tây Nam Bộ.