Chính phủ Trung Quốc đầu tư TikTok

Mới đây, tờ Nikkei đưa tin, một quỹ đầu tư của chính phủ Trung Quốc đã nắm giữ một phần nhỏ cổ phần tại một đơn vị điều hành nội địa của ByteDance - công ty mẹ TikTok. Việc này diễn ra trong bối cảnh Bắc Kinh thắt chặt sự kiểm soát của họ đối với các nền tảng Internet lớn.

quỹ đầu tư của chính phủ Trung Quốc đã nắm giữ một phần nhỏ cổ phần tại một đơn vị điều hành nội địa của ByteDance - công ty mẹ TikTok.

Quỹ đầu tư của chính phủ Trung Quốc đã nắm giữ một phần nhỏ cổ phần tại một đơn vị điều hành nội địa của ByteDance - công ty mẹ TikTok.

Cụ thể, WangTouZhongWen Technology, thuộc sở hữu của Cục quản lý không gian mạng về phương tiện đầu tư của Trung Quốc cùng hai cơ quan nhà nước khác, đã đầu tư 2 triệu Nhân dân tệ (308.770 USD) vào tháng 4 để đổi lấy 1% cổ phần của ByteDance Bắc Kinh, theo hồ sơ công khai từ National Enterprise.

Khoản đầu tư được thực hiện khi công ty con ByteDance tăng vốn đăng ký lên 200 triệu Nhân dân tệ từ 10 triệu Nhân dân tệ, theo dữ liệu từ Tianyancha, một nền tảng thông tin doanh nghiệp. Sau khoản đầu tư kể trên, Quỹ quốc doanh cũng có một ghế trong hội đồng quản trị của ByteDance Bắc Kinh.

Ngoài TikTok, hoạt động ở nước ngoài, ByteDance còn điều hành ứng dụng nội địa có tên Douyin, nền tảng video ngắn lớn nhất Trung Quốc với hơn 600 triệu người dùng và dịch vụ tổng hợp tin tức hàng đầu Jinri Toutiao. Beijing ByteDance Technology có giấy phép hoạt động của các ứng dụng nội địa của tập đoàn và giấy phép quản lý xuất bản, tin tức và sản xuất video.

Ông Ivan Platonov, một nhà phân tích công nghệ tại công ty nghiên cứu EqualOcean ở Bắc Kinh, cho biết: "Đối với Nhà nước Trung Quốc, các công ty công nghệ thế hệ mới là một 'hộp đen'. Rõ ràng Douyin và Toutiao, theo logic chung của các cơ quan quản lý, cần một số giám sát nội bộ đối với khối lượng dữ liệu mà họ quản lý và các vấn đề liên quan".

Ông cũng cho rằng việc nắm giữ cổ phần mới của quỹ quốc doanh có thể ảnh hưởng đến kế hoạch IPO của ByteDance. Theo ông, giải pháp an toàn nhất cho gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc lúc này là tách hẳn TikTok khỏi bộ máy của mình.

Ngoài ByteDance, Quỹ đầu tư Internet Trung Quốc thuộc cơ quan an ninh mạng và Bộ Tài chính Trung Quốc cũng nắm giữ 1% cổ phần trong đơn vị nội địa của mạng xã hội Weibo được niêm yết tại New York.

Bên cạnh đó, quỹ này cũng nắm giữ cổ phần nhỏ tại Kuaishou Technology, một đối thủ chính của ByteDance đã niêm yết tại Hồng Kông vào tháng 2 và ứng dụng podcast Ximalaya, công ty gần đây đã từ bỏ kế hoạch IPO tại Mỹ.

Ở một diễn biến khác, Thượng nghị sĩ đảng Cộng Hòa - Marco Rubio hôm 17/8 đã thúc giục Tổng thống Joe Biden chặn TikTok ở Mỹ sau khi biết thông tin nhà nước Trung Quốc nắm giữ 1% cổ phần Beijing ByteDance Technology.

"Chúng tôi cũng phải thiết lập một khuôn khổ các tiêu chuẩn phải được đáp ứng trước khi một ứng dụng nước ngoài có rủi ro cao được phép hoạt động trên các mạng và thiết bị viễn thông của Mỹ”, ông Marco Rubio tuyên bố.

Bộ Thương mại Mỹ đang tiến hành đánh giá theo lệnh của Tổng thống Biden về các mối lo ngại về bảo mật do TikTok, WeChat và các ứng dụng khác đặt ra.

Được biết, vào hồi tháng 6 vừa qua, chính quyền của Tổng thống Joe Biden đã rút lại một loạt lệnh hành pháp từ thời ông Trump nhằm cấm tải xuống WeChat và TikTok từ cửa hàng ứng dụng Google, Apple.

Ti Ki chọn ngoại để IPO

Tại Việt Nam, đối với các công ty khởi nghiệp (startup), việc tăng trưởng đủ để trở thành một công ty đại chúng thông qua IPO (phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng) là một mục tiêu quan trọng. Điều này tạo mục tiêu cho doanh nghiệp huy động được nguồn vốn lớn để sớm bứt phá trở thành công ty kỳ lân với mức vốn hóa tỷ đô. Thực tế không ít công ty startup Việt Nam đã theo đuổi mục tiêu IPO trong nhiều năm qua. 

Tiki cũng đã lập pháp nhân mới ở Singapore, được đồn đoán là chuẩn bị cho kế hoạch IPO thông qua SPAC.

Sau khi chưa thể IPO tại Việt Nam, Ti Ki đã lập pháp nhân mới ở Singapore, ông Trần Thái Sơn, CEO cho biết.

Tuy nhiên, cơ hội để các startup Việt có thể thực hiện được mục tiêu IPO này là khá xa vời. Bởi theo quy định hiện nay, để có thể niêm yết trên sàn chứng khoán các doanh nghiệp phải có lãi trong 3 năm liên tiếp. Ngoài ra, sàn HoSE yêu cầu vốn tối thiểu là 120 tỷ đồng, trong khi đó, sàn Hà Nội là 30 tỷ đồng. Với những yêu cầu này thì rất khó để các startup có thể đáp ứng được, đặc biệt là trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp như hiện nay, các doanh nghiệp đang gặp rất nhiều khó khăn về dòng tiền.

Để thực hiện mục tiêu IPO khi trong nước gần như bị “đóng cửa” thì không ít doanh nghiệp phải chấp nhận đi “đường vòng” gọi vốn ở nước ngoài như: Base, Cốc Cốc, Luxstay, Telio, Topica hay Vntrip OTA.

Mới đây nhất, một startup có tiếng là Ti Ki, đơn vị sở hữu sàn thương mại điện tử Tiki, cũng đã lập pháp nhân mới ở Singapore, được đồn đoán là chuẩn bị cho kế hoạch IPO thông qua SPAC (Special Purpose Acquisition Company), khiến cho câu chuyện tạo điều kiện cho các startup “lớn” trên “sân nhà” nóng trở lại.

Trên thực tế, Ti Ki từng rất tham vọng với kế hoạch IPO khi liên tục kiến nghị Chính phủ sớm nới điều kiện niêm yết để giúp các hãng công nghệ có thể tiếp cận thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, cho đến nay, tất cả các đề xuất vẫn chỉ dừng lại ở... kiến nghị.

Theo ông Trần Ngọc Thái Sơn - Giám đốc điều hành kiêm người sáng lập Ti Ki , việc IPO thành công có thể mang lại lợi ích lớn cho việc huy động vốn của công ty trong khi việc kêu gọi đầu tư từ các quỹ đã dần kém hiệu quả do lỗ liên tục.

Vào thời điểm Ti Ki đề xuất chính phủ điều chỉnh các quy định về chứng khoán, ông Sơn cho biết, trở ngại khó khăn nhất là phải chứng minh được lợi nhuận kiếm được trong vòng ba năm gần nhất. Điều này là không thể bởi vì ngành thương mại điện tử đang trong giai đoạn“ đốt tiền.”

TS. Võ Đình Trí – Đại học kinh tế TP.HCM, IPAS Business School Paris AVSE Global trong một bài viết từng cho cho rằng, có nhiều lý do để startup Việt tìm đường đăng ký ở nước ngoài như Singapore, Hongkong vì cơ hội gọi vốn, các chính sách ưu đãi, hệ sinh thái cho doanh nghiệp ở những nơi này rất phát triển và hoàn chỉnh. Đây được xem là đầu mối (hub) về tài chính, nhân lực cấp cao. Một startup đến giai đoạn phát triển nhanh không chỉ cần vốn, mà còn là các vấn đề pháp lý phức tạp, đòi hỏi phải có đội ngũ tham vấn ở mức độ chuyên nghiệp rất cao.

Gần đây, môi trường khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo ở Việt Nam được quan tâm và đẩy mạnh, nhiều startup với các sản phẩm hay giải pháp tiềm năng cần thêm nhiều vốn để phát triển và mở rộng. Tuy nhiên, nguồn đầu tư chính cho các startup này chủ yếu vẫn là qua các quỹ đầu tư mạo hiểm, các nhà đầu tư thiên thần, hay gọi vốn cộng đồng. Và trong khi chúng ta chưa kịp nhìn ra tiềm năng hay sự lớn mạnh của những startup - những con trai còn đang giai đoạn ủ ngọc, thì có thể ở thời kỳ thành ngọc, đã thuộc về nhà đầu tư nước ngoài. Đáng lưu ý là không ít doanh nghiệp sáng tạo như vậy, đang hoạt động trong lĩnh vực công nghệ và là những doanh nghiệp tích lũy, hút dữ liệu cá nhân "khủng" của người dùng Việt Nam. Tương tự như vậy, lại là sự hiện diện của các nhà kinh doanh  quốc tế trên nền tảng công nghệ đồng thời thu thập dữ liệu người dùng Việt Nam, mà chúng ta thì không hề có nổi một "đối trọng". 

Câu chuyện quỹ đầu tư của chính phủ Trung Quốc mua 1% cổ phần và sở hữu 1 ghế trong HĐQT tại một đơn vị điều hành nội địa của ByteDance - công ty mẹ TikTok vì thể tưởng có vẻ chẳng liên quan gì đến câu chuyện “chật vật” tìm đường IPO của Ti Ki. Nhưng biết đâu đó có thể là một gợi ý cho kế hoạch đầu tư "nuôi trai lấy ngọc" của tổ chức đầu tư lớn có vốn Nhà nước, còn rất dồi dào tiền mặt; hoặc là tổ chức đầu tư thiên thần có vốn Nhà nước nhằm hỗ trợ cho khởi nghiệp có định hướng và hơn thế, cho những "kỳ lân" công nghệ?